Thứ Sáu, 17/5/2024

Thông báo tình hình SVGH tháng 6, DB tháng 7/2021 (Số 256/2021). Phú Thọ.

Tuần 26. Tháng 6/2021. Ngày 06/07/2021
Từ ngày: 01/06/2021. Đến ngày: 30/06/2021

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

 


Số: 256 /TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phú Thọ, ngày 06 tháng 7 năm 2021

 

 THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 6/2021

Dự báo tình hình SVGH tháng 7/2021

 


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 06/2021:

1. Trên lúa mùa sớm:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 255,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 116,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 44,4 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 15,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 15,2 ha.

2. Trên lúa mùa trung:

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 148,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 39,1 ha.

3. Trên ngô hè:

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 176 ha (Nhiễm nhẹ 126,3 ha, trung bình 49,7 ha); giảm so với CKNT 105,9 ha. Diện tích đã phòng trừ 109,3 ha.

4. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 1.550,1 ha (Nhiễm nhẹ 1.180 ha, trung bình 370,1 ha); giảm so với CKNT 249,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 526,2 ha.

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 1.534,3 ha (Nhiễm nhẹ 1.166,3 ha, trung bình 368 ha); tăng so với CKNT 421 ha. Diện tích đã phòng trừ 536,3 ha.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 903,9 ha (Nhiễm nhẹ 821,9 ha, trung bình 82 ha); giảm so với CKNT 170,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 82 ha.

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 651,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 213,5 ha.

5. Trên cây bưởi:

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 53,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 14,6 ha. Diện tích đã phòng trừ 53,8 ha.

Ngoài ra: Sâu đục thân, cành, bệnh ghẻ sẹo hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 7/2021:

1. Trên lúa mùa:

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại từ cuối tháng 7, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ). Đây là lứa sâu hại quy mô rộng cần phải phòng trừ.

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra: Sâu đục thân, rầy các loại, châu chấu hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ.

 2. Trên cây ngô:  

- Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra: Sâu xám, sâu ăn lá, sùng đất, chuột hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ hại nhẹ. Bọ bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện, rệp các loại, sâu đục cành, ruồi vàng, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại nhẹ rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ lứa sâu xanh ăn lá bồ đề để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

- Trên lúa:

+ Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng  đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (ví dụ: Dioto 250EC, Bosago AB, Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...), pha và  phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu non tuổi 1,2 trên 50 con/m2 giai đoạn lúa đẻ nhánh và con 20/m2 giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh sử dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (Ví dụ thuốc: Clever 300WG, Ammate 30WG, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC, Hd-Fortuner 150 EC, Tasieu 5WG, Emagold 6.5WG, Amagong 55WP, Virtako 1.5GR, Sherpa 10EC, Sausto 1EC, ...).

+  Theo dõi chặt chẽ rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng, bắt mẫu giám định và tiến hành phòng trừ rầy. Khi phát hiện cây lúa có triệu chứng bệnh thì cần lấy mẫu để phân tích giám định, để có biện pháp khoanh vùng phòng trừ kịp thời.

+ Diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp và tổ chức diệt chuột tập trung trong thời gian lúa đẻ nhánh.

2. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu:

+ Biện pháp canh tác, thủ công: Xới sáo, làm sạch cỏ và bón phân vun gốc cho ngô để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành.

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành; sử dụng các giống ngô chuyển gen (DK 9955S, DK 6919S,...)

+ Biện pháp hoá học:  Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Tetraniliprole, Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Vayego 200SC, Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG, Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6 ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm phun tốt nhất vào buổi chiều tối.

3. Trên cây chè:

- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Redmite 300SC, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Sokupi 0.36 SL, Etoman 20SC, Aga 25EC…

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Aga 25EC,...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

4. Trên cây bưởi:

- Ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như Soka 25EC, Dr.Jean 800EC, Biomax 1EC, … để phun phòng trừ.

- Rệp các loại: Khi vườn có tỷ lệ cành, lá bị hại từ 25% có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Applaud 25SC, Movento 150OD, Citrole 96.3EC,. …để phun phòng trừ.

- Bệnh chảy gôm: Khi vườn có trên 5% cây thì sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ ví dụ: Ví dụ thuốc: Profiler 711.1WG, Insuran 50WG, Sat 4SL, Actinovate 1SP, Alpine 80WG, Alimet 80WP, TricôĐHCT-Phytoph 108 bào tử/ g WP, .... Đối với bệnh hại trên thân, cành cần cạo sạch vết bệnh sau đó dùng thuốc quét vào vết bệnh.

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Anti-xo 200WP, Avalon 8WP, Kata 2SL, Kagomi 3SL, Saipan 2 SL, Kozuma 3SL, ...

- Bắt giết xén tóc và sâu non sâu đục thân, cành, gốc.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- PGĐ Sở (ô. Anh);

- UBND các huyện, thành, thị;

- Phòng KHTC sở, TTKN;

- Lãnh đạo CC; các phòng, trạm;

- Tổ Website Chi cục (để đăng);

- Lưu: VT.

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

(Từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích  nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Ốc bươu vàng

Lúa sớm

0,2 - 0,6

1,0 - 3,0

255,7

255,7

 

 

 

116,4

44,4

Lâm Thao, Hạ Hòa, Tam Nông, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba

2

Sâu cuốn lá nhỏ

2,1 - 6,0

12 - 32; CB40 - 60(Vĩnh Lại, Bản Nguyên)

15,2

15,2

 

 

 

15,2

 

Lâm Thao

3

Ốc bươu vàng

Lúa trung

0,1 - 0,5

1,0 - 2,8

148,2

148,2

 

 

 

39,1

 

Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Sơn, Phù Ninh

4

Sâu keo mùa Thu

Ngô hè

0,2 - 0,7

1,0 - 6,0

176

126,3

49,7

 

 

-105,9

109,3

Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Thủy, Yên Lập

5

Bọ cánh tơ

Chè

0,5 - 2,8

4,0 - 8,0;CB12(ThS,HH)

1.550,1

1.180

370,1

 

 

-249,8

526,2

Thanh Sơn, Hạ Hòa,Tân Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê

6

Bọ xít muỗi

0,6 - 2,7

3,9 - 8,0;CB10 - 12(HH,YL,ThS)

1.534,3

1.166,3

368

 

 

421

536,3

Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng

7

Rầy xanh

0,4 - 3,2

4,0 - 10

903,9

821,9

82

 

 

-170,3

82,0

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê

8

Nhện đỏ

1,2 - 4,0

7,0 - 18

651,7

651,7

 

 

 

-213,5

 

Thanh Ba, Tân Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập, Đoan Hùng

9

Nhện đỏ

Bưởi

0,8

6,8

53,8

53,8

 

 

 

-14,6

53,8

Đoan Hùng

 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo tình hình SVGH kỳ 26 - 6/2021 Toàn tỉnh 25/06/2021 01/07/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 25 - 6/2021 Toàn tỉnh 18/06/2021 24/06/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 24 - 6/2021 Toàn tỉnh 11/06/2021 17/06/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 23 - 6/2021 Toàn tỉnh 04/06/2021 10/06/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 22 - 5/2021 Toàn tỉnh 28/05/2021 03/06/2021
Thông báo tình hình SVGH tháng 5, DB tháng 6/2021 - 5/2021 Toàn tỉnh 01/05/2021 31/05/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 21 - 5/2021 Toàn tỉnh 21/05/2021 27/05/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 20 - 5/2021 Toàn tỉnh 14/05/2021 20/05/2021
Thông báo tình hình SVGH kỳ 19 - 5/2021 Toàn tỉnh 07/05/2021 13/05/2021
Thông báo tình hình SVGH tháng 4, DB tháng 5/2021 - 4/2021 Toàn tỉnh 01/04/2021 30/04/2021