Chủ Nhật, 19/5/2024

Thông báo kết quả tổng điều tra sinh vật gây hại (SVGH) đầu vụ, dự báo tình hình SVGH vụ mùa 2022 (Số 16/2022). Hạ Hòa.

Tuần 30. Tháng 7/2022. Ngày 26/07/2022
Từ ngày: 19/07/2022. Đến ngày: 26/07/2022

CHI CỤC TT&BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT & BVTV HẠ HÒA



Số:  16/TB- TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



        Hạ Hoà, ngày 26  tháng 7 năm 2022

THÔNG BÁO

Kết quả tổng điều tra sinh vật gây hại (SVGH) đầu vụ,

dự báo tình hình SVGH vụ mùa 2022



Qua kết quả tổng điều tra tuần 30, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hạ Hòa đánh giá nguồn SVGH và dự báo tình hình SVGH trong vụ, kết quả cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Chuột hại:

* Hiện tại: Chuột đã di chuyển và gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên trà cả hai trà.

* Dự báo: Chuột tiếp tục di chuyển, sinh sản và gia tăng gây hại trên các trà lúa ở tất cả các xã, thị trấn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng đặc biệt trên những ruộng cạnh những diện tích bỏ vụ không cấy, ruộng gần khu dân cư, khu trang trại chăn nuôi, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn, khu vực nghĩa trang, khu vực trồng cỏ, ....

2. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại:

- Trên diện tích lúa trà sớm đến đầu trà trung (lúa đang cuối đẻ nhánh đến đứng cái): Sâu non gây hại nhẹ tại các xã, thị trấn. Mật độ phổ biến 2,0 - 8 con/m2, cao 14-32 con/m2 phát dục chủ yếu nhộng. Một số diện tích cực sớm lúa giai đoạn đứng cái trưởng thành cuốn lá nhỏ bắt đầu ra, mật độ trưởng thành phổ biến 0,05-0,1 con/m2, cao 0,5-1 con/m2.

- Trên diện tích lúa cuối trà mùa trung (lúa đang giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ): Sâu non gây hại nhẹ tại các xã, thị trấn. Mật độ phổ biến 2,0 - 8 con/m2, cao 14 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 5, nhộng.

* Dự báo:

- Trên diện tích lúa trà sớm đến đầu trà trung (lúa đang cuối đẻ nhánh đến đứng cái): Trưởng thành ra rộ từ 27 - 31/7, di chuyển và đẻ trứng. Sâu non nở rộ từ 03/8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phun kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 470 ha, thời gian phòng trừ tốt nhất từ ngày 3- 5/8/2022.

- Trên diện tích lúa cuối trà mùa trung (lúa đang giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ): Trưởng thành ra rộ từ 29/7 - 02/8 di chuyển và đẻ trứng. Sâu non nở rộ từ 05/8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phun kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 608 ha, thời gian phòng trừ tốt nhất từ ngày 05 - 08/8/2022.

Như vậy, sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa vụ mùa có thời gian phát dục 2 trà tương đối đồng nhất, ít phân ly.

3. Bệnh sinh lý:

* Hiện tại: Bệnh sinh lý gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến 1-4%, cao 8%, cục bộ 20%.

* Dự báo: Trong thời gian tới bệnh tiếp tục gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ,… mức độ hại nhẹ đến trung bình.

4. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện và gây hại rải rác trên trà lúa mùa sớm.

* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng cấy dầy, bệnh sẽ phát sinh phát triển và gây hại trên các trà lúa từ giai đoạn cuối đẻ nhánh trở đi ở tất cả các xã, thị trấn, gây hại mạnh ở giai đoạn cây lúa đứng cái, làm đòng đến cuối vụ.

5. Các đối tượng khác:

Dự báo: Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn hại từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 trên trà mùa sớm và cuối tháng 8 trở đi trên trà mùa trung. Sâu đục thân gây hại trên trà lúa mùa trỗ từ 20 tháng 8 trở đi; rầy các loại gây hại từ đầu đến giữa tháng 8 trở đi trên trà mùa sớm và trà mùa trung từ đầu tháng 9. Bọ xít dài, bệnh đen lép hạt gây hại cuối tháng 8 đến cuối vụ.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Nhận định cao điểm phòng trừ SVGH vụ mùa năm 2022:

Thời gian từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9 là thời kỳ cao điểm các đối tượng SVGH trên lúa mùa, cần tập trung phòng trừ, có 2 đợt chính cần chú ý:

- Đợt 1: Từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8/2022: Chú ý phòng trừ chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn;

- Đợt 2: Từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9/2022: Chú ý phòng trừ sâu đục thân, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn, ...

2. Biện pháp chỉ đạo:

* Đề nghị UBND các xã, thị trấn kiện toàn BCĐ sản xuất của địa phương, phân công thành viên BCĐ và cán bộ khuyến nông cơ sở kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chăm sóc bón phân và phòng trừ sâu bệnh, chuột hại hại, cụ thể:

2.1. Đối với chuột hại:

+ Thực hiện tốt văn bản số 1144/ UBND-NN, ngày 18/7/2022, về việc phát động diệt chuột tập trung vụ mùa năm 2022, của UBND huyện Hạ Hoà.

+ Do thời tiết vụ mùa tiếp tục có những diễn biến bất thường, có sự đan xen giữa diện tích gieo cấy và diện tích lúa chét không gieo cấy, đây là điều kiện cho chuột gia tăng gây hại nên vụ mùa sau đợt diệt chuột tập trung trên toàn huyện từ 20/7 đến 05/ 8 do UBND huyện phát động cần tiếp tục diệt chuột đợt 2 giai đoạn lúa làm đòng, đợt 2 lưu ý mồi bả cần có mùi tanh để hấp dẫn chuột (do thời điểm này thức ăn ngoài đồng ruộng đã phong phú hơn).

2.2. Đối với các đối tượng sâu bệnh hại (Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân, rầy các loại, ....):

- Đẩy mạnh chăm sóc lúa theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) giúp cây khoẻ, hạn chế tác hại của sâu bệnh.

- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến dịch hại, dự báo chính xác về quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng và phòng trừ kịp thời những ổ sâu, bệnh vượt ngưỡng phát sinh trên địa bàn./.


Nơi nhận:

- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);

- Chi cục TT&BVTV Phú thọ (b/c);

- VP huyện ủy, VP UBND huyện;

- Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên);

- Phòng NN & PTNT;

 Trung tâm VH-TT-DL và TT huyện;

- Trạm: KN, CN& TY;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;

- 20 xã, Thị trấn;

- L­ưu.

TRẠM TRƯỞNG

            

       

Đỗ Thị Thùy Dương