Thứ Bảy, 27/4/2024
Kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ mùa 2013 Dự báo tình hình sâu bệnh thời gian tới
Gửi bài In bài

Từ ngày 08 - 11/7/2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục tổng hợp kết quả và dự báo tình hình sâu bệnh thời gian tới như sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Sâu non  lứa 4 xuất hiện trên tất cả các trà lúa, mật độ phổ biến 8 - 13 con/m2, cao 25 - 32 con/m2, cục bộ ổ 50 - 56 con/m2 (Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Lâm Thao); Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4, 5. Diện tích nhiễm 810 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình. Mức độ hại tương đương cùng kỳ vụ mùa năm 2012.

* Dự báo trong tháng 7: Sâu non tiếp tục gây hại nhẹ và chuẩn bị chuyển lứa. Dự kiến bướm cuốn lá ra rộ từ ngày 20 - 26/7/2013, sâu non lứa 5 gây hại mạnh từ ngày 02/8/2013 trở đi; Đây là lứa sâu cần lưu tâm để phòng trừ. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trên 11.000 ha. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Yên Lập, Lâm Thao, Cẩm Khê, Phù Ninh, Hạ Hoà, Tam Nông, ...

* Biện pháp phòng trừ: Tiếp tục theo dõi, chủ động phòng trừ sâu lứa 5 vào đầu tháng 8; Hiện tại không nên phun thuốc thời điểm này (Trừ những ruộng có mật độ trên 50 con/m2) do: Mật độ sâu thấp dưới ngưỡng phòng trừ, lúa ra lá nhanh có khả năng đền bù thiệt hại tốt, không ảnh hưởng tới năng suất; Mặt khác phun thuốc sớm đầu vụ dễ sảy ra bùng phát rầy gây hại cuối vụ và còn gây tốn kém về kinh tế, độc hại tới sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường.

2. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Sâu non lứa 3 gây hại nhẹ trên các trà lúa. Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 2,5%, cao 6,8 - 10,7 %, cục bộ ổ 16,7 - 20% (Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn); Phát dục chủ yếu tuổi 3. Diện tích nhiễm 407,4 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ đến trung bình. Mức độ hại tương đương cùng kỳ vụ mùa năm 2012.

* Dự báo trong tháng 7: Sâu non tiếp tục phát triển (Không gây hại thêm dảnh héo); Dự kiến bướm lứa 4 ra rộ từ ngày 25/7 - 04/8/2013, sâu non gây dảnh héo trên các trà lúa từ ngày 10/8/2013 trở đi. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trên 5.000 ha. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Việt Trì, Phù Ninh, Tam Nông, Đoan Hùng, ...

* Biện pháp phòng trừ:  Tiếp tục theo dõi, không nên phun thuốc trừ sâu đục thân đợt này do mật độ sâu thấp, dưới ngưỡng phòng trừ, hiệu quả phun thấp.  Khi bón phân, làm cỏ tiến hành cắt sát gốc các dảnh héo đem phơi khô.

 

3. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy lứa 4 gây hại nhẹ trên các trà lúa. Mật độ phổ biến 80 - 120 con/m2, cao 250 - 320 con/m2, cục bộ ổ 800 - 1.000 con/m2 (Tam Nông, Cẩm Khê, Yên Lập); Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Mật độ trứng trung bình 16 - 35 ổ/m2, cao 120 - 160 ổ/m2, cục bộ 232 - 256 ổ/m2 (Yên Lập, Hạ Hòa). Diện tích nhiễm 56,6 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ. Quy mô và mức độ hại cao hơn cùng kỳ năm 2012.

* Dự báo trong tháng 7: Rầy non tiếp tục phát triển và gây hại nhẹ trên các trà lúa; Dự kiến rầy cám lứa 5 rộ từ ngày 5/8 - 10/8/2013, rầy non gây hại trên các trà lúa từ ngày 15/8/2013 trở đi. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 5.000 ha. Các huyện cần chú ý: Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Phù Ninh, Thanh Sơn, ...

* Biện pháp phòng trừ: Tiếp tục theo dõi, không phun thuốc trừ rầy đợt này do mật độ thấp, dưới ngưỡng phòng trừ.

4. Bệnh sinh lý:

* Hiện tại: Bệnh xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên trà sớm, trà trung; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 2,4%, cao 4 - 6%, cục bộ 30% (Đoan Hùng, Lâm Thao); Diện tích nhiễm: 241,7 ha, nhẹ 180,2 ha, trung bình 61,5 ha.

* Dự báo trong tháng 7: Bệnh sẽ giảm trong thời gian tới do thời tiết thuận lợi và cây lúa vào giai đoạn phát triển mạnh; Bệnh sẽ gây hại cục bộ trên những ruộng dộc chua, ruộng cao hạn thiếu nước.

* Biện pháp phòng trừ: Thay đổi môi trường (Tưới đủ nước trên ruộng hạn, tháo phơi ruộng trên ruộng chua lầy), kết hợp bón bổ sung vôi, sục bùn. Ruộng bị nặng, phun thuốc Antracol 70WP hoặc phân bón lá như: K-H, Pomior, Seaweed XO, ... theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

5. Chuột hại:

* Hiện tại: Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa khu vực ven làng, ven đồi gò, ven bờ trục lớn; Tỷ lệ hại trung bình 0,1 - 0,8%, cao 3,4 - 7,3%, cục bộ 17,4% (Lâm Thao). Diện tích nhiễm 128,2 ha, nhiễm nhẹ 101,7 ha, nhiễm trung bình 26,5 ha.

* Dự báo trong tháng 7: Chuột tiếp tục tích lũy và gia tăng gây hại thời gian tới; Lưu ý các ruộng lúa thơm, ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, đường lớn.

* Biện pháp phòng trừ: Hiện tại đang là thời điểm đánh chuột hiệu quả do: Chuột dễ ăn mồi bả (Khi lúa làm đòng chuột sẽ ít ăn mồi bả), làm giảm số chuột sinh sản trong cả vụ, … Các địa phương cần tổ chức đánh chuột tập trung, sử dụng thuốc Rat K 2%D trộn với thóc luộc nứt nanh để diệt chuột, vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền và an toàn.

6. Ốc bươu vàng:

* Hiện tại: Ốc bươu vàng xuất hiện trên các trà lúa của hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ; Mật độ phổ biến 0,5 - 1 con/m2, cao 3 - 4 con/m2 (Tân Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Việt Trì); Diện tích nhiễm 1.644,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.415,9 ha, trung bình 228,9 ha. Diện tích đã phòng trừ là 228,9 ha.

* Dự báo trong tháng 7: Ốc bươu vàng tiếp tục phát triển xong khả năng gây hại giảm do lúa giai đoạn đẻ nhánh không là mồi ăn phù hợp; Lưu ý trên các ruộng gieo, cấy muộn.

* Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp thủ công như bắt ốc, thu gom, tiêu diệt ổ trứng. Hạn chế phun thuốc tránh tốn kém, độc hại do ốc ít có khả năng gây hại thời gian tới.

7. Ngoài ra: Châu chấu, bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh khô vằn gây hại nhẹ rải rác, hiện tại chưa đến ngưỡng phòng trừ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn