Thứ Sáu, 26/4/2024
Bệnh đốm nâu
Gửi bài In bài

Bệnh đốm nâu (còn gọi là khô lá chè hình bánh xe) là bệnh hại lá thường thấy ở các nương chè Việt Nam. Bệnh phát sinh vào tháng 5 - 6 mưa nhiều, bệnh phát sinh mạnh nhất vào tháng 8 - 9. Bệnh nặng có thể làm lá khô và rụng sớm.

          a. Triệu chứng.

          Bệnh đốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, màu xám tro đen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra.

          b. Nguyên nhân gây bệnh.

          Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối phân sinh của nấm bệnh. Cành phân sinh bào tử có hình gậy, không màu, trên đính bào tử hình cái hài hoặc hình thoi dài không màu. Nấm bệnh phát sinh mạnh nhất ở 27 - 29 0C.

          c. Quá trình phát sinh.

          Bào tử nấm tồn tại trên vết bệnh và lá bệnh, thậm chí cả khi lá rơi xuống đất. Năm sau, khi nhiệt độ tăng lên, bào tử phát tán nhờ gió mưa truyền đến các lá chè và sau lây nhiễm 5 - 18 ngày thì xuất hiện vết bệnh.

          d. Điều kiện phát sinh.

          Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7, 8. Sau mưa liên tục 10 - 15 ngày bệnh phát triển rất nặng.

          Ở vùng đất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt, phân bón không đủ đều tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, Trong quá trình chăm sóc chè bị xây xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng, giống chè lá to bệnh dễ phát sinh mạnh.

          e. Phòng trừ.

          Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón đủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh. Khi bệnh phát sinh nên phun các loại thuốc gốc đồng sau 5 - 7 ngày mới hái chè.

Các tin khác

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn