Thứ Tư, 17/4/2024
BỌ XÍT MUỖI
Gửi bài In bài

Đặc điểm hình thái

 

Trưởng thành:

Gọi là bọ xít muỗi vì đây là loài côn trùng có cấu tạo miện kiểu vòi chọc hút, con trưởng thành có hình dạng giống như con muỗi, thân dài khoảng 4,3 - 5,2 mm, đầu màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt màu nâu đen, râu đầu dài màu nâu. Trên lưng có một chuỳ nhỏ nhô lên giống như kim, phần bụng màu xanh lá mạ đến màu xanh lơ.

 

Trứng:

hình ô van, màu trắng trong suốt, phía đầu nhỏ của trứng có 2 lông mảnh dài không bằng nhau nhô ra ngoài mô cây. Trứng được đẻ ở trong phần cọng búp hoặc trên gân chính lá non.

 

Bọ xít non:

Khi mới nở có màu vàng có nhiều lông, đến khi đẫy sức chuyển sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ tư.

 

Nhộng                                                              

 

Đặc điểm sinh học

Bọ xít muỗi ưa sống ở những nơi ẩm thấp, chè sinh trưởng xanh tốt. Trên nương chè bọ xít muỗi tập trung hại nhiều ở những chỗ râm mát, rậm rạp. Mùa hè bọ xít muỗi hoạt động gây hại vào buổi sáng sớm, chiều tối hoặc sau cơn mưa trời hửng nắng. Mùa đông bọ xít muỗi thường hoạt động gây hại mạnh vào buổi trưa và buổi chiều. Bọ xít non thường sống theo nhóm 2-3 con trên một búp hoặc trên lá non gần búp. Sau lần lột xác cuối cùng để trở thành bọ xít trưởng thành 2-6 ngày bọ xít muỗi bắt đầu giao phối, sau giao phối 1-3 ngày đẻ trứng. Trứng được đẻ từng quả hoặc đẻ thành cụm 2-3 quả vào phần non trên cộng búp hay gân chính của lá non. Một bọ xít muỗi cái có thể đẻ từ 12-74 trứng, trứng từ đẻ đến nở khoảng 5-10 ngày. Bọ xít non qua 4 lần lột xác thành bọ xít muỗi trưởng thành. Thời gian cho giai đoạn bọ xít non khoảng 9-19 ngày, bọ xít trưởng thành sống 8-13 ngày. Vòng đời của bọ xít muỗi khoảng từ 27 đến 45 ngày tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường sống. Mỗi năm trên nương chè thường xuất hiện khoảng 8 thế hệ bọ xít muỗi sinh sống, có thể phân làm 3 thời kỳ phát sinh chính của chúng như sau:

- Thời kỳ 1: vào các tháng 4-5, mật độ thời kỳ này thấp.

- Thời kỳ 2: Vào các tháng 7-8, mật độ cao và gây hại nặng.

- Thời kỳ 3: Vào các tháng 10-12, mật độ cao và gây hại nặng.

Thiên địch: Thiên địch của bọ xít muỗi là nhện, chuồn chuồn, bọ ngựa ăn thịt và một số loại kiến, bọ rùa. Các loại thiên địch trên có thể tiêu diệt cả bọ xít muỗi non, bọ xít muỗi trưởng thành.

Triệu chứng tác hại:

Bọ xít muỗi cả con non và trưởng thành đều gây hại cây chè, bọ xít dùng vòi chọc thủng các phần non mền của lá, búp cây chè để hút nhựa. Vết châm của bọ xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt, sau dó vết châm biến thành màu nâu đậm.

Kích thước và số lượng vết châm của bọ xít thay đổi theo tuổi của bọ xít, thời tiết và thức ăn. Số lượng vết châm của bọ xít non nhiều nhưng nhỏ vì bọ xít non ít di chuyển, số lượng vết châm của bọ xít trưởng thành ít nhưng lớn hơn. Mùa hè thu số lượng vết châm nhiều hơn múa đông, vết châm ở lá, búp non có kích thước lớn hơn vết châm ở lá, búp già cứng hơn. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng bụi, từng đám chè, búp chè bị hại cong queo, cháy thui đen không thu hoạch được và làm ảnh hưởng đến các lứa búp tiếp theo đó. Vì vậy bọ xít muỗi gây hại làm giảm nhiều năng suất và chất lượng búp chè.

Các vùng chè trồng ở vùng Trung du, miền núi nước ta đều bị bọ xít muỗi  gây hại với mức độ nặng nhẹ khác nhau do điều kiện địa lý, khí hậu và điều kiện kỹ thuật trồng trọt của từng nơi.

Ngoài cây chè, bọ xít muỗi còn gây hại các loại cây khác như ổi, xoài, điều, ca cao, canhkina, cây mít, cây sồi, sim mua, cỏ lào, thài lài.

 

 

Biện pháp phòng trừ tổng hợp

 - Trồng và chăm sóc cây chè khỏe mạnh:

  + Thu hái chè và chăm sóc chè đúng kỹ thuật để giúp cây chè hồi phục tốt: Hái chè thường xuyên (hái san trật) sẽ loại bỏ được nhiều trứng bọ xít muỗi, khi hái chè chú ý hái hết toàn bộ các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm sóc phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thồg thoáng cho nương chè để cây chè nhanh chóng ra các chồi mới.

  + Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi như đã nêu ở trên trong và xung quanh nương chè.

  + Không nên trồng cây che bóng quá nhiều trên nương chè

  + Bảo vệ các loại thiên địch trên nương chè bằng cách giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên địch.

- Người trồng chè phải thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện, đánh giá để có các quyết định kịp thời:

Trong năm bọ xít muỗi hại chè thường tăng nhanh mật độ khi nhiệt độ không khí vào khoảng 20 - 27 o C và ẩm độ không khí cao từ 90% trở lên. Vì thế bọ xít muỗi gây hại chè nhiều vào mùa có nhiều mưa, ẩm ướt. Căn cứ vào đặc tính này có thể thấy mật độ bọ xít muỗi biến động trong năm theo 3 thời kỳ như sau:

  + Từ tháng 4 đến tháng 6 bắt đầu xuất hiện số lượng nhỏ gây hại ít

  + Từ tháng 7 đến tháng 8 mật độ cao nhất và gây hại nghiêm trọng

  + Từ tháng 10 đến tháng 12 mật độ tương đối cao và gây hại tương đối nhiều.

Để theo dõi bọ xít muỗi, có thể đếm trực tiếp bọ xít trên búp hoặc theo dõi liên tục tỷ lệ búp bị hại. Trên cơ sở theo dõi mật độ, tỷ lệ búp bị hại, kết hợp với số lượng thiên địch có trên nương chè, tình hình thời tiết khí hậu, biện pháp thu hái...để chúng ta có các quyết định có nên can thiệp bằng thuốc trừ sâu hay không.

Các tin khác

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn