Thứ Sáu, 26/4/2024
Nhận biết bệnh Vius Lùn sọc đen phương Nam, Vàng lụi hại lúa, ngô và biện pháp phòng trừ
Gửi bài In bài


BỆNH LÙN SỌC ĐEN PHƯƠNG NAM

HẠI LÚA, NGÔ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 

1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh Lùn sọc đen phương nam hại lúa là virus Lùn sọc đen phương nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền bệnh. 

2. Triệu chứng và tác hại:

2.1. Triệu chứng bệnh trên cây lúa:

Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.

Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Khi bị bệnh nặng, cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát, hạt lúa thường bị đen. Ở giai đoạn trỗ bông, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các dảnh trên cùng một khóm, hoặc chỉ ở một số dảnh, các dảnh khác vẫn phát triển bình thường.

  

    

Bụi lúa bị bệnh có mầu xanh đậm

Mép lá xoắn vặn

 

 

 

   

Lúa bị ngẹn đòng, lép lửng nhiều,

hạt lúa thâm đen

Lớp u sáp, sọc đen dọc theo lóng thân;

mọc rễ, chồi bất định trên thân

 

2.2. Triệu chứng bệnh trên cây ngô

Cây ngô bị bệnh có biểu hiện chung là cây thấp lùn, lá ngọn xoăn, lá có màu xanh đậm hơn bình thường, phiến lá dày và giòn hơn, một số cây gốc mọc thêm nhiều chồi phụ.

Từ giai đoạn 4-6 lá, cây bị bệnh có u sáp sần sùi trên đốt thân, dọc gân ở mặt sau lá, cổ lá xếp xít nhau và xoè ngang. Bệnh nặng ở giai đoạn này, cây không ra bắp hoặc có bắp nhưng hạt thưa và nhỏ.


Cây ngô bị bệnh lùn, có màu xanh đậm hơn bình thường




Ngọn lá xoăn, cổ lá xếp xít nhau



Lá xòe ngang



Phiến lá dày, có u sáp sần sùi dọc gân ở mặt sau lá



Có u sáp sần sùi trên thân


Mọc rễ bất định, chồi bất định trên thân


Cây bị bệnh khả năng trỗ cờ, ra bắp kém 

3. Côn trùng môi giới truyền bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh:


- Rầy lưng trắng là côn trùng môi giới chính truyền bệnh Lùn sọc đen phương nam hại lúa. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh.

 

  

Rầy lưng trắng

 - Rầy lưng trắng sau khi đã nhiễm virus có thể truyền bệnh đến khi chết. Virus không truyền qua trứng rầy, do vậy ấu trùng nở ra từ các trứng này cũng không mang mầm bệnh.

- Bệnh không truyền qua hạt giống lúa, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe.

- Ngoài cây lúa, bệnh Lùn sọc đen phương nam còn gây hại trên ngô, lúa mì, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng, vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa virus để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó.

- Rầy lưng trắng mang virus có thể sống qua đông, tồn tại trong cơ thể rầy và di chuyển rất xa theo gió, bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ lúa tiếp theo.

4. Bin pháp phòng trừ:

- Thực hiện vệ sinh đồng ruộng để cắt nguồn ký chủ phụ của bệnh: Cày vùi gốc rạ, không để lúa chét, đốt tàn dư ngô, dọn sạch cỏ bờ (đặc biệt là các loài cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực, cỏ cói, cỏ lác, ...).

- Áp dụng các biện pháp canh tác như IPM để cây khỏe, sử dụng giống kháng rầy để gieo cấy; giảm tỷ lệ trà xuân sớm đồng thời đảm bảo có thời gian cách ly giữa vụ xuân và vụ mùa.

- Theo dõi chặt chẽ lứa rầy di trú đầu vụ thông qua hệ thống bẫy đèn; thực hiện biện pháp che phủ nilon cho mạ trong vụ xuân hoặc xử lý hạt giống bằng thuốc BVTV trước khi gieo, ví dụ: Cruiser Plus 312.5FS, Enaldo 40FS, Gaucho 600FS, ... Từ khi lúa đẻ nhánh, ngô 3 lá trở đi tiến hành phòng trừ khi có rầy lưng trắng xuất hiện trên đồng ruộng.

- Khi phát hiện bệnh: Thực hiện nhổ, vùi cây bệnh, tăng cường chăm sóc để phục hồi; trường hợp ruộng bị nặng, thực hiện cày vùi toàn bộ diện tích bị hại. Đồng thời với các biện pháp trên, thực hiện phun thuốc trừ rầy lưng trắng trên toàn bộ khu vực phát hiện bệnh bằng các loại thuốc đăng ký trừ rầy trong danh mục, ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, ...



BỆNH VÀNG LỤI (VÀNG LÁ DI ĐỘNG) HẠI LÚA

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh Bệnh vàng lụi hay còn gọi (Vàng lá di động) là virus Rice yellow stunt virus (RUSV) hay Rice transitory yellowing virus (RTYV), do rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh.

2. Triệu chứng và tác hại:

Triệu chứng ban đầu thường xuất hiện khi cây lúa ở vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh - làm đòng, phổ biến rộ ở cuối giai đoạn làm đòng. Bệnh xuất hiện rải rác trên ruộng, nhưng nếu bị nặng, ruộng bị vàng rực, trong khi các ruộng liền kề lại chỉ rải rác khóm bị bệnh. Trên lá lúa bị bệnh có triệu chứng vàng hoặc khảm với màu vàng nghệ rất đặc trưng, góc lá dựng đứng, lá cứng, vàng từ dưới lên đến chóp lá, từ mép lá vào, phiến lá hai bên gân chính xanh. Khi cây lúa bị nhiễm bệnh cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Nếu bị nhiễm ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thì cây lúa đẻ nhánh kém, nếu nhiễm ở giai đoạn làm đòng - trỗ bông thì bông ngắn, ít hạt, tỷ lệ đen lép cao, nếu bị nặng cây lúa không trỗ được ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.


Cây lúa bị nhiễm bệnh vàng lụi



Triệu chứng vàng lá trên ruộng bị nhiễm bệnh



Triệu chứng khảm vàng từ chóp lá (mặt trước và mặt sau lá).




3. Côn trùng môi giới truyền bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh:


Rầy xanh đuôi đen là đối tượng môi giới truyền bệnh vành lụi. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh.

4. Biện pháp phòng trừ:

+ Theo dõi chặt chẽ lứa rầy khi mới gieo mạ, giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh phát hiện phòng trừ ngay khi có rầy xanh đuôi đen xuất hiện trên đồng ruộng.

+ Khi cây lúa bị nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng có thể sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân, bón lân, phân NPK và dinh dưỡng qua lá (vi lượng, hoặc lục diệp tố)....

+ Xử lý hạt giống bằng thuốc, ví dụ: CruizerPlus 312.5FS với liều lượng: 20 ml Cruiser Plus cho 100 kg lúa giống hoặc Actara 25 WG; 1g Actara cho 10 kg lúa).

+ Khi phát hiện bệnh: Thực hiện nhổ, vùi cây bệnh trên những diện tích bị bệnh nhẹ, tăng cường chăm sóc để lúa phục hồi; trường hợp ruộng bị nặng, thực hiện cày vùi toàn bộ diện tích bị hại. Đồng thời với các biện pháp trên, thực hiện phun thuốc trừ rầy xanh đuôi đen trên toàn bộ khu vực phát hiện bệnh bằng các loại thuốc đăng ký trừ rầy trong danh mục, ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, Excel Basa 50EC, Nibas 50EC...

5. Phân biệt bệnh vàng lá di động với bệnh vàng lá sinh lý:

Bệnh vàng lụi (Vàng di động)

Bệnh vàng lá sinh lý

1. Triệu chứng bệnh vàng lụi:

- Triệu chứng ban đầu thường xuất hiện ở cây lúa vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ nhánh - làm đòng, phổ biến rộ ở cuối giai đoạn làm đòng.

- Lá lúa bị bệnh có triệu chứng vàng hoặc khảm với màu vàng nghệ rất đặc trưng, góc lá dựng đứng, lá cứng, vàng từ dưới lên đến chóp lá, từ mép lá vào, phiến lá hai bên gân chính xanh.

- Khi cây lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn lúa đẻ nhánh thì cây lúa đẻ nhánh kém, nếu nhiễm ở giai đoạn làm đòng - trỗ bông thì bông ngắn, ít hạt, tỷ lệ đen lép cao ảnh hưởng đến năng suất.

1. Triệu chứng bệnh vàng lá sinh lý:

Triệu chứng bệnh xuất hiện khi lúa mới cấy đến trỗ.

 

 

- Cây lúa bị bệnh đỉnh lá đỏ khô hoặc vàng đậm, chủ yếu bị ở lá gốc. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng sau đó cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít.

- Bộ rễ bị thối đen hoặc rễ mới không phát sinh, có mùa tanh, hôi, sinh trưởng chậm.

- Bệnh phát triển trên các ruộng trũng hẩu, thậm chí cả các ruộng cạn nước. Tuy nhiên không có khả năng lây lan.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh vàng lụi:

Tác nhân gây bệnh Bệnh vàng lụi hay còn gọi (Vàng lá di động) là virus Rice yellow stunt virus (RUSV) hay Rice transitory yellowing virus (RTYV), do rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh.

2. Nguyên nhân bệnh vàng lá sinh lý:

Do không bón hoặc bón ít phân hữu cơ (phân chuồng), hay bón phân chuồng tươi, bón phân không cần đối (bón nhiều đạm, không bón kali hoặc bón ít kali) dẫn đến các tính chất lý, hóa tính, cấu tượng đất bị thay đổi gây trở ngại cho việc trao đổi khí trong đất của cây.

Do thời vụ cấy gấp nên gốc rạ chưa phân hủy hết. Do đất ruộng lúa bị thiếu oxy kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau (ruộng trũng hẩu có tình trạng yếm khí, đất tích tụ nhiều khí độc, ngộ độc hữu cơ, đất úng, ôi nhiễm nguồn nước hoặc quá chặt,..).



Bệnh vàng lụi (Vàng lá di động)



Bệnh vàng lá sinh lý

 

PHÒNG KỸ THUẬT - IPM

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn