Chủ Nhật, 19/5/2024

Thông báo THSB tháng 4. Dự báo THSB tháng 5 (Số 20/2020). Phù Ninh.

Tuần 18. Tháng 4/2020. Ngày 29/04/2020
Từ ngày: 01/05/2020. Đến ngày: 31/05/2020

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

TRẠM TT & BVTV PHÙ NINH

 


Số: 20/TB-TT&BVTV

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phù Ninh, ngày  29  tháng 04 năm 2020

 

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 4/2020

                            Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2020

 


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2020:

1. Trên lúa xuân trà 1:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 333,114 ha trong đó nhiễm nhẹ 170,3 ha, trung bình 159,814 ha ở các xã, thị trấn; tăng so với CKNT 45,614 ha. Đã tiến hành phun phòng trừ 159,814 ha.

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 26,973 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ ở các xã: Bình Phú, Gia Thanh, Tiên Du, An Đạo, Bảo Thanh,...; tăng so với CKNT 26,973 ha. Đã tiến hành phun phong trừ 30 ha.

Ngoài ra: Bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy các loại, sâu đục thân hại rải rác.

2. Trên lúa xuân trà 2:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 104,314 ha trong đó nhiễm nhẹ 82,771 ha, trung bình 21,543 ha ở các xã, thị trấn; tăng so với CKNT 74,971 ha. Đã tiến hành phun phòng trừ 22 ha.

- Chuột: Diện tích bị hại 43,086 ha chủ yếu hại nhẹ ở các xã, thị trấn; tăng so với CKNT 43,086 ha.

Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác.

3. Trên ngô xuân:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 60,229 ha trong đó chủ yếu nhiễm nhẹ ở các xã, thị trấn; tăng so với CKNT 60,229 ha.

- Sâu đục thân, đục bắp, sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá nhỏ,.. hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2020:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Hiện tại rầy lứa 3 đang nở và tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ; Dự báo rầy lứa 3 sẽ gây hại mạnh từ đầu tháng 5 trở đi trên các trà lúa giai đoạn trỗ - đỏ đuôi; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể gây cháy chòm, cháy ổ trên tràn thấp, trũng nếu không phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Tiên Du,.....

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong tháng 5, khi thời tiết chuyền mùa thường sẽ có những cơn mưa rào kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại bộ lá đòng trên tất cả các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các giống nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, Kim Cương 111, ...).

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

- Bệnh đạo ôn: Có nguy cơ gây hại trên cổ bông đối với những ruộng đã bị nhiễm đạo ôn lá, lưu ý trên những giống lúa mẫn cảm như: J02, TBR225, các giống lúa nếp, Xi23, X21, ...  

Ngoài ra: Sâu đục thân, chuột, bệnh đen lép hạt gây hại rải rác.

2. Trên cây ngô xuân:

- Bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.

- Sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ. Rệp cờ, sâu cắn lá gây hại rải rác.

- Chuột gây hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ: Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC, ....

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ như: Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Filia 525SE,.... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần), lần 2 cách lần 1từ 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá, tuyệt đối không phun thuốc BVTV kèm với phân bón qua lá.

Ngoài ra: Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sâu đục thân, châu chấu để phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô:

Tiếp tục đánh chuột bằng các biện pháp để hạn chế chuột gây hại đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN;

- Đài TT;Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: trạm.

             Trưởng trạm

 

 

 

 

            Nguyễn Hữu Đại

 

 

 

 

 


 

Thông báo sâu bệnh khác

Tiêu đề Huyện Từ ngày Đến ngày
Thông báo THSB tuần 18 - 4/2020 Phù Ninh 27/04/2020 03/05/2020
Thông báo THSB tuần 17 - 4/2020 Phù Ninh 20/04/2020 26/04/2020
thông báo tình hình dịch hại 7 ngày và BPPT - 4/2020 Phù Ninh 13/04/2020 19/04/2020
Thông báo THSB tuần 16 - 4/2020 Phù Ninh 13/04/2020 19/04/2020
thông báo tình hình dịch hại 7 ngày và BPPT - 4/2020 Phù Ninh 06/04/2020 12/04/2020
Thông báo THSB tuần 15 - 4/2020 Phù Ninh 06/04/2020 12/04/2020
Thông báo THSB tháng 03. Dự báo THSB tháng 04.2020 - 4/2020 Phù Ninh 01/04/2020 30/04/2020
Thông báo THSB tuần 14 - 3/2020 Phù Ninh 30/03/2020 05/04/2020
Thông báo THSB tuần 13 - 3/2020 Phù Ninh 23/03/2020 29/03/2020
Thông báo THSB tháng 02. Dự báo THSB tháng 03.2020 - 3/2020 Phù Ninh 01/03/2020 31/03/2020