Thứ Bảy, 27/4/2024
  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 9/2023 Dự báo tình hình SVGH tháng 10/2023

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa (từ 06/9 đến 12/9), dự báo đến cuối vụ và biện pháp phòng trừ

    Hiện nay, trà lúa Mùa sớm đang cho thu hoạch, trà lúa Mùa trung chủ yếu đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp (Còn một số ít diện tích đang đòng - trỗ, phơi màu do cấy muộn). Qua điều tra tình hình SVGH ngày 11 - 12/9, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo tình hình SVGH 7 ngày, dự báo đến cuối vụ và đề xuất biện pháp phòng trừ

  • Đánh giá kết quả sản xuất vụ Đông năm 2022, giải pháp triển khai kế hoạch vụ Đông năm 2023

    Sản xuất vụ Đông 2022 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn: Giá vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở mức cao; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thiếu và yếu (Do chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn); thị trường các mặt hàng nông sản cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng khốc liệt, đặc biệt yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc vùng trồng đòi hỏi ngày càng cao.
    Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo quyết liệt, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất: giống, vật tư,..; chủ động các biện pháp ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng.
    Có thể nói, trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, song, từ Tỉnh đến cơ sở đã có những biện pháp chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung nguồn lực phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng TBKT.

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 30/8 đến 05/9/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Bệnh khô vằn:
    * Hiện tại: Bệnh gây hại nhẹ đến trung bình trên các trà lúa, tỷ lệ bệnh phổ biến 1,0 - 8,6%, cao 11,4 - 26,3%, cục bộ 30,5 - 36% (Hạ Hòa, Thanh Thủy, TP.Việt Trì). Diện tích nhiễm 2.324,8 ha (Nhiễm nhẹ 1.700,6 ha, trung bình 624,2 ha). Diện tích đã phòng trừ 539,7 ha.
    * Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết tiếp tục có nắng mưa xen kẽ, bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, cần lưu ý chỉ đạo phòng trừ trên trà Mùa trung.

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 23/8 đến 29/8/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Rầy các loại:
    * Hiện tại: Mật độ rầy phổ biến 12 - 81 con/m2, cao 108 - 920 con/m2 , cục bộ ổ ruộng 1.080 - 2.200 con/m2 (Hạ Hòa, Lâm Thao, Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê); phát dục chủ yếu tuổi 2,3,trưởng thành; diện tích nhiễm 867 ha (Nhiễm nhẹ 757,1 ha, trung bình 96,6 ha, nặng 13,3 ha). Diện tích đã phòng trừ 109,9 ha.
    * Dự báo: Rầy tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại mạnh trong thời gian tới, có thể gây cháy chòm, ổ trên diện tích lúa đang chín sáp vào đầu tháng 9 trở đi, cần chú ý theo dõi chặt chẽ để phòng trừ kịp thời khi mật độ rầy tới ngưỡng. Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Lâm Thao, Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Cẩm Khê,...

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 16/8 đến 22/8/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Bệnh bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn:
    * Hiện tại: Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,1 - 0,8%; cao 2,0 - 10%; cục bộ 20 % (Thanh Sơn), diện tích nhiễm 122,9 ha (nhiễm nhẹ 103,2 ha; nhiễm trung bình 19,7 ha). Diện tích phòng trừ 91,1 ha.
    * Dự báo: Trong những ngày tới, thời gian cây lúa trỗ bông - phơi màu, bệnh có xu hướng gia tăng nhanh, gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, nhất là sau mưa rào kèm theo dông, lốc. Những ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh, ruộng cấy giống mẫn cảm (Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...) cần lưu ý phòng trừ kịp thời

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 09/8 đến 15/8/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Sâu cuốn lá nhỏ:
    * Hiện tại: Trong kỳ, các huyện, thành, thị đã tích cực chỉ đạo nông dân trên toàn tỉnh phòng trừ sâu cuốn lá, diện tích phòng trừ là 6.383 ha, đạt 100% diện tích theo dự kiến. Qua kiểm tra cho thấy, mật độ sâu non phổ biến còn 1,0 - 8,0 con/m2 (Dưới ngưỡng phòng trừ), phát dục tuổi 4,5.
    * Dự báo: Sâu non cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại nhẹ, sau đó chuyển lứa trên một số diện tích trà mùa trung vào cuối tháng 8/2022, các huyện có diện tích trà trung cấy muộn (trỗ vào đầu tháng 9) cần lưu ý để phòng trừ.

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 02/8 đến 08/8/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Sâu cuốn lá nhỏ:
    * Hiện tại: Trong tuần vừa qua do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 nên thời tiết trong tỉnh có mưa vừa, đến mưa to nên ảnh hưởng đến tiến độ phòng trừ, những diện tích đã phun đều gặp mưa.
    - Trưởng thành Sâu cuốn lá nhỏ đang ra rộ, di chuyển và đẻ trứng. Mật độ trưởng thành phổ biến từ 0,1 - 1,0 con/m2, cao 2,0 - 5,0 con/m2, cục bộ 7,0 - 10 con/m2 (Tam Nông). Mật độ trứng phổ biến từ 7,0 - 16 quả/m2, cao 24 - 40 quả/m2, cục bộ 60 quả/m2 (Lâm Thao), cá biệt 80 - 120 quả/m2 (Tam Nông, Lâm Thao).

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 26/07 đến 01/08/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    Sâu cuốn lá nhỏ:
    * Hiện tại:
    - Trưởng thành Sâu cuốn lá nhỏ đang ra rộ, di chuyển và đẻ trứng. Mật độ trưởng thành phổ biến từ 0,1 - 1,0 con/m2, cao 2,0 - 5,0 con/m2, cục bộ 7,0 - 10 con/m2 (Tam Nông). Mật độ trứng phổ biến từ 7,0 - 16 quả/m2, cao 24 - 40 quả/m2, cục bộ 60 quả/m2 (Lâm Thao), cá biệt 80 - 120 quả/m2 (Tam Nông, Lâm Thao).

  • Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ (Từ ngày 19/7 đến 25/7/2023 và dự báo trong 7 ngày tới)

    * Hiện tại:
    Sâu cuốn lá nhỏ có phát dục khá tập trung trên các trà lúa, phát dục chủ yếu là tuổi 4, 5 và nhộng. Mật độ sâu non phổ biến từ 4,0 - 16 con/m2, cao 23 - 40 con/m2 (Lâm Thao, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Thủy, Đoan Hùng). Diện tích nhiễm 399,5 ha; trong đó: nhiễm nhẹ 392,8 ha, trung bình 6,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 74,9 ha (Thanh Thủy).
    Trưởng thành đã bắt đầu nở rải rác ở một số diện tích lúa Mùa sớm, mật độ phổ biến 0,05 - 0,5 con/m2, cao 1,0 con/m2 (Phù Ninh, Lâm Thao).

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn: Phòng trừ sâu đục thân 2 chấm ở thời điểm nào là hiệu quả nhất

Kết quả bầu chọn