Thứ Ba, 16/4/2024
BÁO CÁO NHANH DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA CHIÊM XUÂN VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ ĐẾN NGÀY 20/4/2009
Gửi bài In bài

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
Số: 100 /BC - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
                   Việt Trì, ngày 20  tháng  4 năm  2009

    BÁO CÁO NHANH DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA CHIÊM XUÂN VÀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

(Từ ngày 13/4 đến ngày 20/4/2009)

 Thực hiện công văn số 259/SNN - TT ngày 13 tháng 4 năm 2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ chiêm xuân, Chi cục BVTV tổng hợp báo cáo diễn biễn tình hình sâu bệnh hại và công tác chỉ đạo phòng trừ từ ngày 13/4 đến ngày 20/4/2009 như sau:

I. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI:

1. Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng):
- Tổng diện tích nhiễm 2.327,6 ha, trong đó nhiễm nặng 89 ha. Diện tích đã phòng trừ 514,2 ha.
- Hiện tại: Mật độ trung bình 300 - 500 con/m2, cao 2.000 -  3.000 con/m2, cục bộ ổ 6.000 - 8.000 con/m2 (Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Hạ Hòa); Mật độ trứng trung bình 100 - 500 quả/m2, cao 1.000 - 3.000 quả/m2, cục bộ 10.000 quả/m2 (Phù Ninh).

 - Dự báo: Trứng rầy tiếp tục nở, mật độ rầy tiếp tục tăng cao trong vài ngày tới, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ có thể gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ khoảng 2.000 ha. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Hạ Hòa.

2. Bệnh khô vằn:

 - Tổng diện tích nhiễm 4.597,5 ha, trong đó nhiễm nặng 454,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 1.155,6 ha.

- Hiện tại: Bệnh gây hại trên tất cả các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 5 - 10%, cao 20 - 30%, cục bộ ổ 40 - 60% (Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Lâm Thao), cấp bệnh chủ yếu cấp 1, 3, 5.

 - Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan do thời tiết và giai đoạn cây trồng phù hợp, bệnh có thể gây hại bộ lá đòng trên những ruộng thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn,... làm ảnh hưởng lớn tới năng suất. Dự kiến diện tích nhiễm cần phòng trừ là 3.000 ha. Các huyện, thị cần chú ý: Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Lâm Thao, Hạ Hoà, Việt Trì.

3. Bệnh đạo ôn:

- Tổng diện tích nhiễm 750,2 ha, trong đó nhiễm nặng 18,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 138,2 ha.

- Hiện tại: Nguồn bệnh xuất hiện trên các trà, tỷ lệ lá hại trung bình 1 - 3 %, cao 5 - 10%, cục bộ ổ 30 - 40% (Đoan Hùng, Thanh Sơn). Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện rải rác tại Việt Trì.

- Dự báo: Bệnh tiếp tục gây hại trên cổ bông, nếu thời tiết mát, ẩm độ không khí cao, bệnh có thể gây hại nặng trên các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp. Tỷ lệ bông hại từ 10 - 20 % nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Sơn, Đoan Hùng.

4. Chuột hại:

- Tổng diện tích nhiễm 2.853,2 ha, trong đó nhiễm nặng 224,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 449,3 ha.

-  Hiện tại: Chuột gây hại trên các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 1 - 3 %, cao 5 - 10%, cục bộ ổ nhỏ 38 - 40% (Thanh Sơn, Tam Nông).

- Dự báo: Chuột tiếp tục gây hại do thức ăn đòng lúa rất phù hợp, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không tích cực phòng trừ. Các huyện cần chú ý: Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Phù Ninh, Cẩm Khê, Lâm Thao.

5. Bọ xít dài:

- Tổng diện tích nhiễm 342,4 ha, trong đó nhiễm nặng 20 ha. Diện tích đã phòng trừ 110 ha.

- Hiện tại: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Mật độ trung bình 2 - 4 con/m2, cao 8 - 10 con/m2, cục bộ 36 con/m2 (Yên Lập).

- Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên diện tích lúa nếp, lúa thơm. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Lâm Thao.

6. Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, bệnh sinh lý gây hại cục bộ.

II/ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục đã đi kiểm tra tình hình sâu bệnh và đôn đốc chỉ đạo phòng trừ tại huyện Tam Nông, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba, Lâm thao.

Chi cục đã huy động toàn thể cán bộ công chức làm việc cả ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ để tăng cường điều tra sâu bệnh. Ra 01 thông báo khẩn kỳ 13/4 và định kỳ thông báo 10 ngày 1 lần về diễn biến sâu bệnh hại và hướng dẫn phòng trừ. Đã có 5/13 Trạm tham mưu cho UBND huyện ra công văn, công điện về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa chiêm xuân, gồm các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Ba.

Chi cục BVTV đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Đài PTTH tỉnh xây dựng và phát 01 chuyên mục khuyến nông về sâu bệnh hại lúa chiêm xuân, 03 tin phóng sự về sâu bệnh hại lúa, 02 phóng sự về châu chấu hại tre, mai, luồng.

Chi cục đã tổ chức tập huấn định kỳ và chỉ đạo tất cả các đại lý chuẩn bị và cung ứng đầy đủ các loại thuốc BVTV đặc hiệu cho phòng trừ.

* Đánh giá đến ngày 20/4/2009, các địa phương đều tích cực, quyết liệt chỉ đạo phòng trừ; Vật tư thuốc BVTV đầy đủ, chưa sảy ra hiện tượng thiếu thuốc hay nâng giá bán trong cao điểm.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỜI GIAN TỚI:

Do sâu bệnh sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, để chủ động phòng trừ sâu bệnh bảo vệ an toàn cho sản xuất, Chi cục BVTV đề nghị:

a, UBND huyện, thành, thị: Tiếp tục chỉ đạo các xã, phường, thị trấn huy động, đôn đốc cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tăng cường kiểm tra sâu bệnh trên đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh trên lúa  theo hướng dẫn của ngành BVTV.

     Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tăng cường phối hợp điều tra phát hiện, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho nông dân.

    b, Trạm BVTV huyện, thành, thị: Tăng cường công tác điều tra phát hiện, rà soát các điểm thường xuyên xuất hiện bệnh đạo ôn. rầy nâu….phát hiện sớm các ổ sâu bệnh, ra thông báo tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo phòng trừ triệt để. Phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền và thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV, không để thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng lưu thông trên thị trường.

 

Nơi nhận:

- LĐ Sở: Ông Thước, ông Hùng (b/c);

- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT;

- Lưu.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

PhạmVăn Hiển

              Diện tích, mật độ và phân bố một số đối tượng sinh vật gây hại chính

(Từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 4 năm 2009)

Tên sinh vật

gây hại

GĐST của cây trồng

Mật độ, tỷ lệ

(Con/m2, %)

Diện tích nhiễm (ha)

DT nhiễm cùng kỳ

năm trước

DT đã phòng

trừ

 

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ-TB

Nặng

Mất trắng

Bệnh đạo ôn

Lúa: Đòng - trỗ

1 - 3

5 - 10

750,2

732,1

18,1

 

459,1

138,2

Rộng

Rầy các loại

Lúa: Đòng - trỗ

300 - 500

2.000 - 3000

2.327,6

2.238,6

89

 

 

514,2

Rộng

Chuột

Lúa: Đòng - trỗ

1 - 3

5 - 10

2.853,2

2.628,8

224,4

 

460,8

449,3

Rộng

Bọ xít dài

Lúa: Đòng - trỗ

2 - 4

8 - 10

342,4

322,4

20

 

 

110

Hẹp

Châu chấu

Lúa: Đòng - trỗ

2 - 4

20

120

120

 

 

226,2

60

Hẹp

Bệnh khô vằn

Lúa: Đòng - trỗ

5 - 10

20 - 20

4.597,5

4.143,3

454,2

 

366,1

1155,6

Rộng

Bệnh sinh lý

Lúa: Đòng - trỗ

 

10 - 20

352,4

352,4

 

 

3

 

Hẹp

Sâu đục thân

Lúa: Đòng - trỗ

0,5 - 1

6

222,5

222,5

 

 

 

 

Hẹp

 

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn