Thứ Ba, 14/5/2024

Thông báo sâu bệnh kì 08.8.2023 (Số 14/2023). Thanh Ba.

Tuần 32. Tháng 8/2023. Ngày 08/08/2023
Từ ngày: 07/08/2023. Đến ngày: 13/08/2023

    CHI CỤC TT & BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT & BVTV THANH BA

 


Số: 14 /TB - TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thanh Ba, ngày 08 tháng 8 năm 2023

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại lúa kỳ 08/8/2023

Dự báo 07 ngày tới và biện pháp phòng trừ

 

Căn cứ kết quả điều tra sâu bệnh trên địa bàn huyện từ ngày 07-08/8/2023 hiện nay, các sinh vật gây hại lúa tiếp tục gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại mạnh trong thời gian tới, cụ thể như sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại:

+ Trên trà lúa mùa sớm: Mật độ sâu trung bình 8 -16 con/m2, cao 24 con/m2 phát dục chủ yếu tuổi 1,2. Diện tích nhiễm 390 ha, trong đó nhiễm nhẹ 260 ha, nhiễm trung bình 130 ha. Diện tích đã phòng trừ 100 ha

+ Trên trà lúa mùa trung: Mật độ bướm sâu cuốn lá nhỏ phổ biến: 0,5 -1,0 con/m2,  cao 2 con/m2; mật độ trứng phổ biến 8-16 quả/m2, cao 32- 40 quả/m2, cục bộ cao 80 quả/m2.

* Dự báo:

+ Trên trà lúa mùa sớm: : Sâu non tiếp tục gây hại trên những diện tích chưa phòng trừ và phòng trừ không hiệu quả. Các xã cần chú ý: Lương Lỗ, Mạn Lạn, Đỗ Xuyên, Sơn Cương, Hanh Cù...

+ Trên trà lúa mùa trung: Sâu non nở rộ và gây hại mạnh từ 10/8 trở đi. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 160 ha. Các xã cần chú ý: Hanh Cù, Mạn Lạn, Khải Xuân, Đông Thành, Thanh Hà,…

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Tỷ lệ hại phổ biến 8 - 16 %, cao 24 -32 %, cục bộ 42%. Diện tích nhiễm 409 ha, trong đó nhiễm nhẹ 201 ha, nhiễm trung bình 157,3 ha, nhiễm nặng 50,7. Diện tích đã phòng trừ 208 ha

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn,... Các xã cần chú ý: Lương Lỗ, Mạn Lạn, Khải Xuân, Hanh Cù, Đồng Xuân, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh,…

4. Đối tượng khác: Sâu đục thân, rầy các loại,... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

5. Biện pháp phòng trừ:

- Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ: Kiểm tra đồng ruộng khi ruộng có mật độ sâu non tuổi 1- 2 trên 20 con/m2 giai đoạn lúa đứng cái làm đòng và trên 50 con/m2 giai đoạn lúa đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu cuốn lá có trong danh mục để phòng trừ (ví dụ thuốc: Chetsau 100 WG, Dylan 10 WG, 2 EC, Satrungdan 95 BTN, Clever 300 WG, Comda gold 5WG, SecSaigon 25EC, FENBIS 25 EC, Netoxin 90 WP, Vayego 200 SC, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR,.... Thời điểm phòng trừ tốt nhất trên trà lúa mùa sớm từ nay đến ngày 11/8, trên trà lúa mùa trung từ 10 đến ngày 15/8, khi sâu non mới nở, tuổi 1, 2.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Anvil 5 SC,  Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valigreen 50SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Chuột: Tiếp tục đánh đánh chuột tập trung theo công văn chỉ đạo số: 1169/ UBND-TT&BVTV của UBND huyện ngày 11 thánh 7 năm 2023.

* Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu đục thân, rầy các loại, bệnh sinh lý, bệnh bạc lá… bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Thu gom triệt để bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để dúng nơi quy định của địa phương./.

 

 Nơi nhận:

- TTHU (b/ c);

- UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục TT& BVTV (b/c);

- Các ban ngành(P/H);

- 19 xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

TRƯỞNG TRẠM

 

 

 

Nguyễn Bá Tân

 

Thông báo sâu bệnh khác