Thứ Ba, 21/5/2024

Thông báo sâu bệnh tháng 9, Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 10 và BPPT (Số 81/2020). Yên Lập.

Tuần 41. Tháng 10/2020. Ngày 05/10/2020
Từ ngày: 01/10/2020. Đến ngày: 31/10/2020

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 9/2020:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 526,9 ha; Trong đó nhiễm nhẹ 212,1 ha; nhiễm trung bình 314,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 314,8 ha.

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 264,5 ha; Chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Ngoài ra bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, bọ xít dài gây hại rải rác.

2. Trên ngô:

- Ngô hè thu: Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 28,2 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.  Ngoài ra, sâu đục thân, bắp; sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, chuột gây hại rải rác.

- Ngô đông:Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu keo mùa thu, chuột gây hại rải rác.

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 239,5 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 125,0 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 164,5 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Ngoài ra nhện đỏ, bệnh đốm nâu hại rải rác.

4. Trên cây Bưởi: Rồi đục quả, nhện đỏ, sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 10/2020:

1. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại trên ngô hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu xám, sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ hại rải rác.

2. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây Bưởi: Ruồi đục quả, sâu đục thân đục cành,bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô:

- Sâu keo mùa thu: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như: Làm đất kỹ, sạch cỏ dại để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng. Sử dụng giống ngô chuyển gen DK6919S, DK9955, DK4300BT, ... sử dụng bẫy bả sinh học, ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành. Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Futoc 42EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Clever 300WG/150SC, ...

- Ngoài ra, theo dõi các đối tượng: Bệnh sinh lý, sâu ăn lá, ... để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng.

4. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi diễn biến của bệnh khô cành, bệnh chết héo hại keo để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- CVP, PCVP HĐND&UBND huyện;

- Phòng NN&PTNT; Trạm Khuyến nông;

- Đài TT – TH; UBND các xã, TT;

- Lưu;

PHÓ TRẠM TRƯỞNG

 

 

 đã ký

 

 

                     

Nguyễn Thị Nam Giang