Thứ Bảy, 27/4/2024
Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 11/2023 Dự báo tình hình SVGH tháng 12/2023
Gửi bài In bài
Rau trồng tại phường Phong Châu - TX.Phú Thọ

I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 11/2023:

1.    Trên ngô đông:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 434,6 ha (Nhiễm nhẹ 378,2 ha, trung bình 56,4 ha). Diện tích đã phòng trừ 56,4 ha.

- Sâu đục thân, bắp: Diện tích nhiễm 90,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Bệnh đốm lá nhỏ: Diện tích nhiễm 60,3 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 40 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

2. Trên cây rau:

- Sâu xanh: Diện tích nhiễm 167,6 ha (Nhiễm nhẹ 162,4 ha, trung bình 5,2 ha). Diện tích đã phòng trừ 5,2 ha.

- Bọ nhảy: Diện tích nhiễm 49,4 ha (Nhiễm nhẹ 47,7 ha, trung bình 1,7 ha). Diện tích đã phòng trừ 1,7 ha.

- Bệnh sương mai: Diện tích nhiễm 32 ha (Nhiễm nhẹ 20,2 ha, trung bình 11,8 ha). Diện tích đã phòng trừ 11,8 ha.

- Sâu tơ: Diện tích nhiễm 6,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 1.115 ha (Nhiễm nhẹ 865 ha, trung bình 250 ha). Diện tích đã phòng trừ 250 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 364,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

4. Trên cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Diện tích nhiễm 150 ha (Nhiễm nhẹ 70 ha, trung bình 60 ha, nặng 20 ha). Diện tích đã phòng trừ 80 ha.

Ngoài ra: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại rải rác trên cây keo.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 12/2023:

1. Trên mạ, lúa xuân sớm: Rầy các loại, cào cào, châu chấu, ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.

2. Trên cây ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp gây hại nhẹ. Sâu keo mùa thu, rệp cờ hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

3. Trên cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, bệnh sương mai, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn hại rải rác.

4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám, chết loang hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả gây hại nhẹ; rệp các loại, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại nhẹ rải rác trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ xuân sớm: Điều tra phát hiện rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen thu thập mẫu để phân tích giám định bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh vàng lụi (vàng lá di động) để có biện pháp khoanh vùng và phòng trừ kịp thời.

+ Thực hiện biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo mạ.

+ Đối với mạ mới gieo cần che phủ nilon để (chống rét cho mạ và hạn chế các đối tượng sinh vật gây hại).

2. Trên cây ngô:  Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên cây rau:Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.

- Bọ nhảy: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc như: Aremec 36EC, Prevathon 35WG, Shertin 3.6EC/ 5.0EC, Trutat 0.32EC, Eagle 5EC, Sokupi 0.36SL, Tasieu 5WG,...

- Sâu xanh: Khi mật độ sâu trên 6 con/m2, sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Catex 1.8EC (3.6EC), Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Silsau 4EC, Newsodant 5EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...

- Sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) hoặc trên 30 con/m2 (khi cây lớn), sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Delfin WG, Comda gold 5WG, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC, Trutat 0.32EC, Match 050EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...

- Bệnh sương mai: Khi bệnh mới xuất hiện bệnh có thể sử dụng các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV, ví dụ như thuốc: Amistar 250 SC, Dipomate 80WP, Daconil 75WP/500SC, Carozate 72WP, Ortiva 560SC, Ranman 10SC, .... Nếu bệnh nặng có thể phun kép 2 lần (lần 1 cách lần 2 từ 5 đến 7 ngày).

4. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

5. Trên cây bưởi:

- Ruồi vàng hại quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.

- Sâu đục thân, cành: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu mới đục (đùn mùn trắng) và bắt giết sâu non.

- Bệnh chảy gôm: Khi có 5 % cây, 25 % cành, quả bị bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette 800WG,...

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn