Chủ Nhật, 19/5/2024

Thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày từ 13-19/8/2020 trạm Việt trì (Số 20/2020). Việt Trì.

Tuần 0. Tháng 8/2020. Ngày 13/08/2020
Từ ngày: 13/08/2020. Đến ngày: 19/08/2020

THÔNG BÁO

Tình hình hình sinh vật gây hại 07 ngày trên lúa

(Từ ngày 13/8 đến 19/8/2020, dự báo trong 7 ngày tới)

 


Hiện nay, trà lúa mùa đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông, qua điều tra tình hình sinh vật gây hại (SVGH)  từ ngày 17/8 - 19/8/2020, Trạm Trồng trọt và BVTV Việt Trì thông báo kết quả và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I. TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:

1. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh tại Thụy Vân, Minh Phương, Phượng Lâu, Sông Lô, ... tỷ lệ bệnh phổ biến 0,7 - 1,4%, cao 11,2 - 15%, cục bộ 21,6% (Thụy Vân, Sông Lô). Diện tích nhiễm 36,4 ha chủ yếu nhiễm nhẹ; diện tích đã phòng trừ 36,4 ha.

* Dự báo: Trong những ngày tới, dự báo có mưa rào và dông, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, đặc biệt là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống mẫn cảm (Khang Dân 18, Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, Hương Thơm, TBR 225,...). Các xã, phường cần chú ý: Thụy Vân, Sông Lô, Minh Nông, Minh Phương, Phượng Lâu,...

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện và gây hại nhẹ trên các trà lúa; Tỷ lệ bệnh phổ biến 1,1 - 1,8%; cao 14,5 - 18,8%. Diện tích nhiễm 39,4 ha chủ yếu nhiễm nhẹ.

 * Dự báo: Trong những ngày tới, thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao bệnh sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

3. Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện tại: Trưởng thành xuất hiện cục bộ trên các trà lúa tại Thụy Vân, Sông Lô, Phượng Lâu,... Mật độ trưởng thành trung bình 0,01 - 0,03 con/m2 , cao 0,3 - 0,5con/m2 (Thụy Vân). Mật độ ổ trứng trung bình 0,01 - 0,05 ổ/m2, cao 0,3 - 0,5 ổ/m2.

* Dự báo: Do gối lứa nên trưởng thành tiếp tục ra, di chuyển và đẻ trứng, sâu non tiếp tục nở gây bông bạc trên trà Mùa sớm đang trỗ và dảnh héo trên trà lúa Mùa trung. Các địa phương cần chú ý Thụy Vân, Sông Lô, Phượng Lâu, ...

4. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Trên những diện tích phòng trừ hiệu quả, mật độ sâu phổ biến 4,3 - 5,3 con/m2; cao 8 -16 con/m2; Tuy nhiên, vẫn còn một số diện tích phòng trừ gặp mưa hiệu quả kém, mật độ sâu non 20 - 30 con/m2, cục bộ 40 con/m2 (Thụy Vân, Sông Lô).

* Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại trên các trà lúa và chuẩn bị chuyển lứa  gây hại trên trà lúa mùa trung trỗ muộn vào đầu tháng 9.

5. Các đối tượng: Rầy các loại hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

 Đề nghị UBND các phường, xã: Chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân loại đồng ruộng, nếu trên ruộng còn mật độ sâu, bệnh cao vượt ngưỡng thì phòng trừ kịp thời; chỉ đạo hệ thống đài truyền thanh tăng cường thời gian, tần suất phát thanh ở khu dân cư về hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, theo dõi thời tiết, tranh thủ thời gian tạnh ráo trong ngày để phun phòng trừ có hiệu quả.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,ViSen 20SC, ...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Galirex 55SC, ...

- Sâu đục thân: Thăm đồng thường xuyên, kết hợp biện pháp thủ công như vợt bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo để giết sâu non. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Wavotox 585EC, Gà nòi 95 SP, Virtako 40 WP, Netoxin 90WP, Shepatin 18EC,36 EC,... Nếu mật độ ổ trứng cao từ 0,5 ổ/m2 trở lên có thể hỗn hợp thêm với thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil (ví dụ như: Tango 50SC, Rigell 800WG, Finico 800WG, Regent 800WG, ...) để tăng hiệu quả phòng trừ.

- Các đối tượng khác: Tiếp tục theo dõi và phòng trừ theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

Lưu ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương.

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Việt Trì thông báo và đề nghị UBND các phường, xã quan tâm chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- Chi cục TT&BVTV tỉnh (B/c);

- UBND TP (B/c);  

- Phòng Kinh tế, ĐTT;

- UBND phường, xã;

 - Lưu Trạm.

 

 

 

 TRẠM TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Thị Lan Phương