Thứ Năm, 2/5/2024
Tính độc của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng
Gửi bài In bài

1. Con đường xâm nhập của thuốc BVTV:

Thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường sau:
- Qua đường hô hấp khi hít thở phải khí, hơi hay bụi thuốc BVTV.
- Qua da khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV.
- Qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải thuốc BVTV.
Để đảm bảo an toàn cho người, không để thuốc BVTV xâm nhiễm vào cơ thể con người, cần hiểu biết về thuốc BVTV và thực hiện triệt để các nội dung sau:
+ Phải rửa tay chân mặt mũi trước khi ăn uống hoặc hút thuốc.
+ Phải cất giữ thuốc BVTV ở nơi khô ráo, xa hồ ao, giếng và các nguồn nước sinh hoạt khác. Phải để xa nguồn thực phẩm không để ánh sáng mặt trời rọi vào trực tiếp và được khoá cẩn thận, để xa tầm tay với của trẻ em.
+ Phải có đầy đủ bảo hộ lao động khi đi phun thuốc, như áo mưa, kính, khẩu trang, mặt nạ, găng tay, ủng, … thay quần áo tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi phun  thuốc xong.
+ Không dùng bình phun rò rỉ, không để thuốc rây lên da.
+ Không di chuyển ngược với hướng gió trong khi phun thuốc.
+ Không ăn uống hoặc hút thuốc khi đang làm việc với thuốc BVTV.
+ Không sử dụng các chai chứa thuốc BVTV để chứa nước uống, không dùng bình chứa nước để đựng thuốc BVTV.
+ Không mua bán, vận chuyển thùng thuốc BVTV bị nứt vỡ hoặc bị rò rỉ, các loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng, thuốc BVTV không có nhãn mác hoặc có nắp đậy không kín.
+ Không để thuốc BVTV ở cạnh thức ăn, quần áo thuốc men, thức ăn gia súc, đồ chơi.
+ Cấm vận chuyển thuốc BVTV trên cùng xe chở khách và hàng hoá khác.
+ Không cất giữ thuốc BVTV trong nhà bếp, ở gần nguồn thực phẩm, các chất dễ cháy, để thuốc BVTV phía trên chuồng trại chăn nuôi.

2. Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính

Khi một loại thuốc BVTV nói riêng hay một chất độc nói chung xâm nhập vào cơ thể vật với một lượng nào đó, cơ thể sẽ bị ngộ độc, biểu hiện bằng những triệu chứng (ví dụ hôn mê, co giật, đồng tử bị giãn) đó là ngộ độc cấp tính.
Khi một chất độc hay một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ chưa gây ra trúng độc cấp tính. Nhưng nếu ngày này qua ngày khác thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể sẽ bị suy yếu, có những cơ quan chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc. Đó là ngộ độc mãn tính.

Độ độc cấp tính:
Những loại chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với một lượng nhỏ, đã gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính cao. Ngược lại, những chất độc khi xâm nhập vào cơ thể một loại động vật với lượng tương đối nhiều hơn mới gây ngộ độc cấp tính thì chất đó có độ độc cấp tính thấp hơn.
Những thuốc BVTV có độ độc cấp tính cao thì càng dễ gây ngộ độc cho người. Chỉ tiêu để biểu thị độ độc cấp tính của một chất độc nói chung, và của một loại thuốc BVTV nói riêng - đối với động vật máu nóng trong trường hợp chất đó xâm nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số LD50 . Khi tác động lên cùng một loài động vật, mỗi loại thuốc BVTV có một trị số LD50 riêng, biểu thị độc độc cấp tính của thuốc đó đối với động vật máu nóng.
LD50 là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ…) được tính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thí nghiệm. Trị số LD50 của một loại thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đó với động vật máu nóng ngày càng cao, thuốc càng nguy hiểm, dễ gây chết người và động vật.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các thuốc BVTV chia thành các nhóm có độ độc cấp tính khác nhau, tuỳ theo trị số LD­50 (qua đường miệng) của thuốc đó.

Bảng phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn

Nhóm độc

Chữ

đen

Hình

tượng

Vạch

màu

LD50 đối với chuột (mg/kg)

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

I

Rất độc

Đầu lâu xương chéo

Đỏ

≤50

≤200

≤100

≤400

II

Độc cao

Chữ thập chéo trong hình thoi vuông

Vàng

>50-500

>200-2000

>100-1000

>400-4000

III

Nguy hiểm

Đường chéo hình thoi vuông không liền nét

Xanh nước biển

>500-2000

>2000-3000

>1000

>4000

 

Cẩn thận

Không biểu tượng

Xanh lá cây

>2000

>3000

>1000

>4000

Loại thuốc nào có LD 50 nằm trong khoảng 500-2000 thì sử dụng “Nguy hiểm”. Loại thuốc nào có LD 50 >2000 thì sử dụng từ “Cẩn thận”.
Những ký hiệu và biểu tượng nêu trong bảng trên đây được áp dụng trong việc trình bày các bao bì, các nhãn thuốc BVTV lưu thông và sử dụng ở Việt Nam.
- Với những thuốc BVTV thuộc nhóm I, nếu vô ý nuốt phải vài giọt hoặc một nhúm nhỏ (thuốc ở thể rắn) cho tới 1 thìa cà phê là có thể gây chết người. Với nhóm II, nếu nuốt phải một lượng nhiều (30/450ml) thì mới gây chết người.
- Các thuốc BVTV có những trường hợp còn gây độc cho cơ thể qua đường tiếp xúc (Xâm nhập qua da). Trị số biểu thị độ độc của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc cũng là LD50 (mg/kg). Trị số LD50 của một loại thuốc BVTV qua đường tiếp xúc càng nhỏ thì thuốc đó càng dễ gây ngộ độc cho động vật, cho người khi bị thuốc dính vào da.

1.4 Những biểu hiện khác về độ độc của một loại thuốc BVTV đến động vật máu nóng:

Ngoài độ độc cấp tính (đặc trưng bằng trị số LD50 nêu ở phần trên) còn phải xem xét về khả năng một loại thuốc BVTV có thể gây ra hay không cho động vật các chứng bệnh hiểm nghèo như : Gây sẩy thai, gây đẻ quái thai, gây ung thư, gây biến đổi di truyền, …

Để được cấp giấy phép lưu thông và sử dụng trong nước cho một loại thuốc BVTV, mọi Công ty sản xuất thuốc BVTV trong và ngoài nước đều phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền một bộ hồ sơ bao gồm nhiều tài liệu chứng minh cho tính an toàn và tính hiệu quả của loại thuốc xin đăng ký sử dụng, trong đó những tài liệu có giá trị pháp lý xác minh rằng sản phẩm BVTV xin đăng ký sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn không có khả năng gây cho người sử dụng thuốc (cũng như người tiêu thụ nông sản có xử lý thuốc đó) những căn bệnh hiểm nghèo như đã nêu ở trên đây.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn