Thứ Bảy, 27/4/2024
Báo cáo kết qủa công tác tháng 7 N2014
Gửi bài In bài

BÁO CÁO

Kết quả công tác tháng 07/2014, kế hoạch công tác tháng 08/2014

 
I/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THÁNG 07/2014:

A/ Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo kết luận của Giám đốc Sở tại kỳ họp giao ban tháng 07/2014:

- Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn mở rộng diện tích ứng dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI vụ mùa, kết quả tổng diện tích cấy theo SRI là 11.167,3 ha (đạt 101,52% kế hoạch).

- Tổ chức điều tra, đánh giá sâu bệnh đầu vụ, xây dựng phương án chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh vụ mùa. Tổng hợp kết quả ban hành 01 thông báo kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ mùa và dự báo trong thời gian tới gửi cơ sở và các ban ngành.

- Xây dựng văn bản chỉ đạo quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu trên địa bàn tỉnh trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ ra văn bản chỉ đạo.

- Tính đến ngày 16/7, Chi cục đã kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ  được 17 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (Loại B kỳ trước) kết quả: Loại A: 10/17 (chiếm 58,9%), loại B: 03/17 (chiếm 17,6%), cơ sở đang tạm ngừng kinh doanh không xếp loại 04/17 (chiếm 23,5%). Trong đó: Huyện Hạ Hòa 01 cơ sở xếp loại A; Thành phố Việt Trì 01 cơ sở xếp loại B, 01 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại; huyện Yên Lập 01 cơ sở xếp loại A; Huyện Đoan Hùng 08 cơ sở xếp loại A, 02 cơ sở xếp loại B, 02 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại; Huyện Thanh Sơn 01 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại. Còn 10 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV đánh giá theo kế hoạch tháng 7 Chi cục tiếp tục đánh giá phân loại từ ngày 17/7 đến ngày 31/7.

- Thống kê sản lượng thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2014: Tổng sản lượng thuốc BVTV kinh doanh: 41.404,12 kg, trong đó: Thị trường trong tỉnh Phú Thọ 39.378,80 kg; thị trường ngoài tỉnh Phú Thọ 2.025,32 kg.

- Điều tra 4 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu giai đoạn mạ - đẻ nhánh rộ; 2 kỳ sâu bệnh trên ngô sau nhập khẩu giai đoạn 4 - 7 lá tại huyện Yên Lập, Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh. Qua kiểm tra chưa phát hiện đối tượng KDTV của Việt Nam.

- Kiểm tra sinh vật hại kho đối với 23,2 tấn nông sản trong kho (1,5 tấn ngô hạt, 17,7 tấn TĂGS, 3,5 tấn gạo, 0,5 tấn đậu đỗ) của 05 cá nhân, đơn vị trên  địa bàn huyện Yên Lập, Phù Ninh, Thành phố Việt Trì. Qua điều tra phát hiện thấy các loài sinh vật hại thông thường, chưa phát hiện thấy đối tượng KDTV của Việt Nam.

* Đánh giá chung: Chi cục BVTV đã thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ tháng 7/2014 được Giám đốc Sở giao tại Hội nghị giao ban tháng 7/2014 (Báo cáo số 257/BC-SNN ngày 09/7/2014 của Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ).

B/ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

1. Công tác điều tra, DTDB và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh:

- Tổng hợp số liệu kết quả điều tra ban hành 05 thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày gửi Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc đúng quy định; 01 thông báo sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7/2014 và hướng dẫn biện pháp phòng trừ.

- Tiếp tục duy trì hoạt động của 04 bẫy đèn tại huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ, tổng hợp số liệu hàng ngày gửi Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV. Thực hiện 04 kỳ điều tra DTDB sâu bệnh trên lúa tại 03 điểm điều tra (Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh).

- Tổ chức tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ, tổng hợp kết quả, tham mưu cho lãnh đạo ban hành 01 thông báo kết quả tổng điều tra sâu bệnh đầu vụ mùa và dự báo trong thời gian tới gửi cơ sở và các ban ngành.

- Phối hợp với Trạm BVTV Hạ Hoà kiểm tra châu chấu gây hại trên đồi rừng, kết quả đã phát hiện 03 xã có xuất hiện châu chấu tổng diện tích nhiễm là 26 ha, đã chỉ đạo phòng trừ 26 ha đạt 100 %.

- Tổng hợp báo cáo đánh giá tỷ lệ thiệt hại trên các giống: Kết quả tỷ lệ thiệt hại chung trên giống Nhị ưu 838 là 0,19%; Nhị ưu số 7: 0,19%; Syn 6: 0,17%; GS9: 0,18%; HT1: 0,22%; Xi 23: 0,11%; Nếp: 0,34%; Q5: 0,13%; KD18: 0,16%.

2. Công tác Thanh tra Chi cục:

- Thực hiện Quyết định thanh tra số 35/QĐ-BVTV-T.tra của Chi cục trưởng về việc thanh tra sử dụng thuốc BVTV của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn lấy 07 mẫu gửi đi phân tích. Kết quả phân tích mẫu: 7/7 mẫu đạt tiêu chuẩn, cụ thể: 6/7 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 1/7 mẫu (của XN chè Đoan Hùng) có dư lượng thuốc BVTV hoạt chất Acetamiprid 0,022mg/kg / 0,077mg/kg theo tiêu chuẩn EU 04/99/ECReg. (EU) No 540/2011 (dưới ngưỡng cho phép) đã thông báo kết luận thanh tra đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Thanh Sơn.

- Cử 02 cán bộ tham gia đoàn thanh tra theo Quyết định số 312/QĐ-SNN ngày 30/6/2014 về việc thành lập đoàn thanh tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả sơ bộ: Đoàn thanh tra đã thanh tra 6 huyện được 36 cửa hàng, xử lý 03 trường hợp phạt 4.500.000 do lỗi vi phạm cửa hàng và kho chứa không đảm bảo theo quy định của pháp luật (Cụ thể: Huyện Thanh Sơn 01 trường hợp, Huyện Tân Sơn 01 trường hợp, Huyện Lâm Thao 01 trường hợp).

- Thẩm định, cấp 26 chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV (Thành phố Việt Trì 03 cơ sở, Huyện Thanh Ba 05 cơ sở, Đoan Hùng 06 cơ sơ, Thanh Sơn 04 cơ sở, Yên Lập 05 cơ sở, Hạ Hòa 03 cơ sở), cấp lại 01 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV (Huyện Thanh Sơn), cấp mới 02 chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV (Huyện Cẩm Khê).

- Giám sát 10 cuộc hội thảo sử dụng thuốc BVTV cho nông dân của Công ty Sygenta tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Công ty thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch và chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật.

- Tính đến ngày 16/7, Chi cục đã kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ  được 17 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (Loại B kỳ trước) kết quả: Loại A: 10/17 (chiếm 58,9%), loại B: 03/17 (chiếm 17,6%), cơ sở đang tạm ngừng kinh doanh không xếp loại 04/17 (chiếm 23,5%). Trong đó: Huyện Hạ Hòa 01 cơ sở xếp loại A, Thành phố Việt Trì 01 cơ sở xếp loại B, 01 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại; huyện Yên Lập 01 cơ sở xếp loại A; Huyện Đoan Hùng 08 cơ sở xếp loại A, 02 cơ sở xếp loại B, 02 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại, Huyện Thanh Sơn 01 cơ sở ngừng kinh doanh không xếp loại. Còn 10 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV đánh giá theo kế hoạch tháng 7 Chi cục tiếp tục đánh giá phân loại từ ngày 17/7 đến ngày 31/7.

- Thực hiện lấy 06 mẫu thuốc BVTV gửi Trung tâm kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (Đang chờ kết quả phân tích).

- Thống kê sản lượng thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2014: Tổng sản lượng thuốc BVTV kinh doanh: 41.404,12 kg, trong đó: Thị trường trong tỉnh Phú Thọ 39.378,80 kg; thị trường ngoài tỉnh Phú Thọ 2.025,32 kg.

- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV 109 hộ, vi phạm 31 hộ (Sai nồng độ, liều lượng; thiếu bảo hộ lao động) chiếm 28,44%. Trong đó: TX Phú Thọ 13 hộ, vi phạm 04 hộ; Thanh Thủy 20 hộ, vi phạm 05 hộ; Đoan Hùng 12 hộ, vi phạm 01 hộ; Hạ Hòa 10 hộ, vi phạm 02 hộ; Phù Ninh 19 hộ, vi phạm 8 hộ; Cẩm Khê 15 hộ, vi phạm 04 hộ; Việt Trì 20 hộ, vi phạm 07 hộ. Các trường hợp vi phạm trên đều xử lý nhắc nhở.

- Phối hợp với UBND Thành phố Việt Trì, UBND Phường Tiên Cát tiếp tục giải quyết vụ việc bà Phùng Thị Phượng có hành vi nhân nuôi, lữu giữ dịch hại nguy hiểm đối với tài nguyên thực vật. Đã gửi thông báo lần thứ tư mời đến làm việc nhưng bà Phùng Thị Phượng chưa thực hiện. Hiện nay Chi cục đang tiếp tục phối hợp với phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh và UBND Phường Tiên Cát tiếp tục giải quyết vụ việc.

- Xây dựng văn bản tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ ra công văn chỉ đạo quản lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 3. Công tác Kiểm dịch thực vật:

- Chủ trì, phối hợp các trạm BVTV huyện điều tra 4 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu giai mạ - đẻ nhánh rộ; 2 kỳ sâu bệnh trên ngô sau nhập khẩu giai đoạn 4 - 7 lá tại huyện Yên Lập, Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh. Qua kiểm tra phát hiện sinh vật hại thông thường, chưa phát hiện đối tượng KDTV của Việt Nam.

- Phối hợp các trạm BVTV huyện, thành, thị kiểm tra sinh vật hại kho đối với 23,2 tấn nông sản trong kho (1,5 tấn ngô hạt, 17,7 tấn TĂGS, 3,5 tấn gạo, 0,5 tấn đậu đỗ) của 05 cá nhân, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Lập (2), Phù Ninh (2), Thành phố Việt Trì (1). Qua điều tra phát hiện thấy các loài sinh vật hại thông thường, chưa phát hiện thấy đối tượng KDTV của Việt Nam.

- Viết báo cáo sinh vật hại cây trồng sau nhập khẩu tháng 7 gửi Trung tâm KDTV sau nhập khẩu I - Hà Nội theo quy định.

4. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ:

Triển khai các mô hình SRI vụ mùa tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập, Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Tân Sơn, Thanh Sơn. Kết quả: Hiện lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, sinh trưởng và phát triển tốt. Chỉ đạo và tổng hợp kết quả gieo cấy theo SRI toàn tỉnh đạt 11.167,3 ha (đạt 101,52% kế hoạch).

5. Công tác tập huấn:

- Phối hợp tổ chức tập huấn được 55 buổi cho 3.094 người về kỹ thuật gieo cấy SRI. Hiện tại các mô hình đang giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh, các đối tượng sâu bệnh gây hại nhẹ.

- Phối hợp tổ chức 17 cuộc tập huấn cho 912 nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật tại 05 huyện gồm huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy và huyện Cẩm Khê.

6. Công tác khác:

- 100% cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chi cục, trạm KDTV và Trạm BVTV Thành phố Việt Trì tham gia học trực tuyến Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “ Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” ngày 17/7/2014.

- Duy trì kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật thông tin của các bộ phận, trạm trên trang Web, kết quả: Các phòng, bộ phận, các Trạm đều cập nhật đầy đủ thông tin trên web.

- Tham gia góp ý dự thảo Nghị định 114/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; dự thảo Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cử 03 cán bộ tham gia đội văn nghệ của Sở Nông nghiệp và PTNT để tham dự liên hoan “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Phú Thọ năm 2014”.

(Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo biểu đính kèm).

II/ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 8/2014:

A/ Nhiệm vụ trọng tâm:

- Tăng cường chỉ đạo, tổ chức điều tra, dự tính dự báo bổ sung chính xác diễn biến tình hình sâu bệnh trong cao điểm tháng 8, kết hợp với tổng hợp kết quả điều tra định kỳ 7 ngày/lần, để chỉ đạo phòng trừ hiệu quả sâu bệnh trong cao điểm đảm bảo an toàn sản xuất. Tổng hợp số liệu bẫy đèn hàng ngày gửi Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV tham khảo.

- Kiểm tra, đánh giá phân loại theo định kỳ tháng 8, tổng 23 cơ sở (loại B kỳ trước) buôn bán thuốc BVTV, cụ thể:  Phù Ninh 15 cở sở; Hạ Hòa 01 cơ sở; Thanh Thủy 02 cơ sở, Cẩm Khê 03 cơ sở, TX Phú Thọ 02 cơ sở. Đánh giá phân loại lần đầu đối với các cơ sở đang kinh doanh nhưng chưa được kiểm tra đánh giá.

- Phối hợp tăng cường kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trong cao điểm sâu bệnh. Phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật huyện, thành, thị tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về KDTV đối với các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm; Điều tra sinh vật hại lúa, ngô sau nhập khẩu và điều tra sinh vật hại kho trên địa bàn tỉnh.

B/ Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

1.  Công tác điều tra phát hiện, DTDB và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh:

- Tổng hợp kết quả điều tra định kỳ 7 ngày/lần, ra thông báo chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên lúa, chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo quy định. Tổng hợp số liệu bẫy đèn hàng ngày gửi Trung tâm BVTV phía Bắc và các Trạm BVTV tham khảo.

- Tập trung lực lượng phối hợp tăng cường kiểm tra sản xuất điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm tháng 8.

- Duy trì 03 điểm điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trên lúa tại Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh.

- Tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện SRI hàng tuần của 13 huyện, thành, thị; tiến độ thực hiện mô hình SRI, chỉ đạo chăm sóc theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

2. Công tác Thanh tra:

- Kiểm tra, đánh giá phân loại theo định kỳ tháng 8, tổng 23 cơ sở (Loại B kỳ trước) buôn bán thuốc BVTV, cụ thể:  Phù Ninh 15 cở sở; Hạ Hòa 01 cơ sở; Thanh Thủy 02 cơ sở, Cẩm Khê 03 cơ sở, TX Phú Thọ 02 cơ sở. Đánh giá phân loại lần đầu đối với các cơ sở đang kinh doanh nhưng chưa được kiểm tra đánh giá.

- Tiếp tục phối hợp với UBND Thành phố Việt Trì, UBND Phường Tiên Cát, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh, xử lý giải quyết vụ việc bà Phùng Thị Phượng có hành vi nhân nuôi, lữu giữ dịch hại nguy hiểm đối với tài nguyên thực vật.

- Đôn đốc các trạm BVTV huyện, thành, thị tăng cường kiểm tra sử dụng thuốc BVTV. Phối hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện, thành, thị tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật.

- Thẩm định đánh giá điều kiện buôn bán thuốc BVTV,  thẩm định hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc và giám sát các cuộc hội thảo thuốc BVTV (Nếu có hồ sơ).

3. Công tác Kiểm dịch thực vật:

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về KDTV đối với các cơ sở kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý vi phạm.

- Phối hợp các trạm BVTV huyện, thành, thị điều tra sinh vật hại lúa, ngô sau nhập khẩu và cây trồng nhập khẩu khác trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp các huyện điều tra sinh vật hại kho trên địa bàn tỉnh, giám định, ra thông báo theo quy định.

4. Công tác triển khai ứng dụng KHKT:

Chỉ đạo chăm sóc và theo dõi phòng trừ sâu bệnh các mô hình SRI vụ mùa tại các huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập, Việt Trì, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Tân Sơn, Thanh Sơn.

5. Công tác tập huấn, tuyên truyền:

Tiếp tục tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân về công tác phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn