Chủ Nhật, 28/4/2024
RAU AN TOÀN VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Gửi bài In bài

Các cơ quan chức năng đã có qui định cụ thể về hàm lượng tối thiểu của chất gây độc, các kim loại nặng và các loại thuốc trừ dịch hại được phép tồn tại trong rau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Xong nhìn những gánh rau, mớ đậu mỡ màng ai mà biết được người sản xuất đã ngừng bón đạm, ngừng phun thuốc sâu trước khi thu hái mấy ngày ? Liệu những mớ rau, mớ đậu bán cho người tiêu dùng có dùng các loại thuốc trừ dịch hại cấm sử dụng không ?

Tiếp súc với người trồng rau được biết họ rất muốn có cơ quan đứng ra chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo trồng trọt, cấp giấy chứng nhận và đặc biệt có địa chỉ tiêu thụ ổn định. Việc này trong thực tế gặp khó khăn, thuận lợi gì.

Về thuận lợi : Các địa phương có điều kiện, tập quán trồng rau đã được các cơ quan chức năng huấn luyện chương trình IPM cho một số loại rau an toàn, được cung cấp tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn. Vùng trồng rau lại xa các nguồn nước thải công nghiệp, nguồn nước tưới tương đối đảm bảo là nguồn nước sạch.

Kỹ thuật sản xuất rau an toàn tương đối đơn giản, không quá khó khăn đối với người sản xuất. Cái chính là sự tự giác áp dụng quy trình kỹ thuật, mạnh dạn loại bỏ những biện pháp thông thường mà có thể dẫn tới tình trạng rau không an toàn. Để đảm bảo hàm lượng các loại chất độc trong rau thấp hơn giới hạn cho phép thì việc thực hiện bón phân, phun thuốc, chăm sóc, tưới nước phải tuân theo đúng qui trình. Phải đảm bảo thời gian cách ly từ khi bón phân hoặc phun thuốc lần cuối cùng đến khi thu hái. Thuốc trừ dịch hại phải dùng các chế phẩm sinh vật học, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc, hoặc thuốc hoá học ít độc hại (nhóm III, IV). Không dùng phân tươi, nước giải tươi bón trực tiếp cho rau.

Về khó khăn :

Thứ nhất : Thực hiện đúng qui trình, dùng đúng thuốc qui định thì chi phí cao hơn, năng xuất rau có thể thấp hơn, theo dõi ở ruộng IPM đậu và so sánh với ruộng sản xuất bình thường do năng xuất ruộng IPM thấp hơn nên giá thành rau thường cao hơn khoảng 10 % so với ruộng bình thường.

Thứ hai : Làm sao để quản lý và cấp giấy chứng nhận cho các hộ làm rau sạch trong khi vùng rau còn sản xuất với qui mô nhỏ, các trà lứa giống loại đan xen nhau. Giá trị một lô rau sản xuất với qui mô nhỏ không cao nhưng giá phân tích dư lượng các chất trong rau lại lớn.

Vậy để người tiêu dùng có rau an toàn sử dụng, người trồng rau chấp nhận trồng được rau an toàn, chúng ta nên có những biện pháp sau :

Thứ nhất : Phải thành lập được các HTX tự nguyện hoặc các tổ nhóm, các liên gia sản xuất rau. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được kế hoạch sản xuất, qui mô sản xuất từng loại rau, từng mùa vụ, trên cơ sở đó mới chỉ đạo, quản lý được việc sản xuất rau theo qui trình kỹ thuật.

Thứ hai : Thực hiện quản lý nhà nước trong sản xuất, lưu thông rau an toàn : Kiểm tra, kiểm soát quá trình từ sản xuất đến lưu thông và cấp giấy chứng nhận rau an toàn.

Thứ ba : Bước đầu nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân một số khâu trong quá trình sản xuất rau an toàn đó là :

       + Tuyên truyền, khuyến cáo, khuyến mại tới người tiêu dùng.

       + Hỗ trợ kinh phí phân tích, bao bì đóng gói.

       + Xây dựng các quầy bán rau sạch ở một số trung tâm, tụ điểm dân cư.

                                                                                                      KS : Nguyễn Thị Thảo

                                                                                


 

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn