Thứ Sáu, 19/4/2024
Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá, bông lúa
Gửi bài In bài

5.7.2.1. Số mẫu điều tra của một điểm

- Đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40 x 50 cm)/điểm

- Đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm

5.7.2.2. Cách điều tra

- Ngoài đồng

* Điều tra phát dục, mật độ

Quan sát từ xa đến gần sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm trong điểm điều tra; phân tuổi của pha sâu non.

Khi mật độ cao, cắt 3 - 5 khóm lúa/yếu tố mang về phòng để làm tất cả các chỉ tiêu trên

Trong thời gian trưởng thành rộ, dùng thước điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1 mét chiều dài tùy theo kích thước ruộng điều tra (tối thiểu 10 mét), đếm toàn bộ số trưởng thành có trong băng đó rồi tính ra số trưởng thành/m2

* Điều tra đánh giá tỷ lệ, chỉ số lá bị hại

Đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra; đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình quân/dảnh, từ đó tính số lá/m2;

Đếm toàn bộ số lá bị hại, phân cấp hại theo thang 9 cấp:

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại

Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị hại
Cấp 5: từ 6 - 25% diện tích lá bị hại
Cấp 7: từ 26 - 50% diện tích lá bị hại
Cấp 9: trên 51% diện tích lá bị hại
* Điều tra sâu cắn gié tuổi 1-2: dùng khay kích thước 20 x 20 x 5 cm, đáy khay tráng 1 lớp dầu nhờn, cầm từng bông lúa rung nhẹ để sâu rơi vào khay, đếm và phân tuổi số sâu có trong khay.

- Trong phòng

Để theo dõi ký sinh: thu ít nhất 1 lần vào cao điểm rộ của trứng (50 trứng đẻ rời hoặc 30 ổ trứng), sâu non, nhộng hoặc trưởng thành (mỗi pha phát dục 30 cá thể).

5.7.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mật độ sâu: con/m2; mật độ trứng, ổ trứng/m2; mật độ trưởng thành/m2

- Tỷ lệ hại: %

- Tỷ lệ các pha phát dục của sâu: %

- Mật độ các loài thiên địch bắt mồi: con/m2

- Tỷ lệ thiên địch ký sinh: %

- Diện tích bị nhiễm sâu: ha

5.7.2.4. Công thức tính:

- Mật độ sâu, thiên địch bắt mồi (con/m2) = Tổng số sâu (thiên địch) điều tra/Tổng số m2 điều tra

- Tỷ lệ lá hại (%) = [Tổng số lá bị hại/ Tổng số lá điều tra] x 100

- Chỉ số lá hại (%) = {∑[(N1 x 1) + ... + (Nn x n)]/[N x K]} x 100

Trong đó:

N1: là số lá bị hại ở cấp 1

Nn: là số lá bị hại ở cấp n

N: là tổng số lá điều tra

K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp

- Tỷ lệ phát dục (%) = [Tổng số cá thể sống ở từng tuổi/ Tổng số cá thể điều tra] x 100

- Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%) = [Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha/ Tổng số cá thể điều tra ở từng pha] x 100

5.7.2.5. Các căn cứ để tính diện tích nhiễm:

- Số yếu tố điều tra chính (giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng, chân đất)

- Diện tích gieo cấy của từng yếu tố liên quan

- Số liệu điều tra của từng yếu tố liên quan

- Quy định mật độ sâu để thống kê diện tích nhiễm

+ Diện tích nhiễm nhẹ là diện tích có mật độ

* Sâu cuốn lá nhỏ:

Đẻ nhánh: 25 - 50 con/m2

Đòng trỗ: 10 - 20 con/m2

* Sâu cắn gié: 2,5 - 5 con/m2

* Sâu keo, sâu phao, châu chấu: 10 - 20 con/m2

* Sâu gai: 10 - 20 TT/m2 hoặc 100 - 200 sâu non/m2

+ Diện tích nhiễm trung bình là diện tích có mật độ

* Sâu cuốn lá nhỏ:

Đẻ nhánh: > 50 - 100 con/m2

Đòng trỗ: > 20 - 40 con/m2

* Sâu cắn gié: > 5 - 10 con/m2

* Sâu keo, sâu phao, châu chấu: > 20 - 40 con/m2

* Sâu gai: > 20 - 40 TT/m2 hoặc > 200 - 400 sâu non/m2

+ Diện tích nhiễm nặng là diện tích có mật độ

* Sâu cuốn lá nhỏ:

Đẻ nhánh: > 100 con/m2

Đòng trỗ: > 40 con/m2

* Sâu cắn gié: > 10 con/m2

* Sâu keo, sâu phao, châu chấu: > 40 con/m2

* Sâu gai: > 40 TT/m2 hoặc > 400 sâu non/m2

+ Diện tích mất trắng: là tổng số diện tích cộng dồn do sâu làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch hoặc cuối mỗi vụ sản xuất)

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn