Thứ Sáu, 26/4/2024
Thông báo sâu bệnh tháng 8, dự báo sâu bệnh tháng 9 năm 2017
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2017:

1. Trên cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ trung bình 5 - 16 con/m2, cao 24 - 36 con/m2, cục bộ 48 - 64 con/m2, cá biệt 160 - 300 con/m2 (Việt Trì, Lâm Thao). Diện tích nhiễm 14.789 ha (Nhiễm nhẹ 4.888 ha, nhiễm trung bình 8.346 ha, nhiễm nặng 1.555 ha), giảm so với CKNT 2.675 ha; diện tích đã phòng trừ 9.986,7 ha.

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh trung bình  3,1 -  9,5%, cao 12,7 - 32%; cục bộ 41 - 64% (Thanh Ba, Phù Ninh, Tam Nông, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Thủy). Diện tích nhiễm 13.910 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 4.966 ha, nhiễm trung bình 8.409 ha, nhiễm nặng 535 ha. Diện tích phòng trừ 8.938 ha. Tăng so với CKNT 6.108,8 ha.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Rải rác ở các huyện, tỷ lệ bệnh phổ biến 1,5 - 5,6%, cao 8 - 17,5%, cục bộ 20 - 32%; cá biệt 43,5 % (Lâm Thao, Việt Trì, Yên Lập). Diện tích nhiễm 941,0 ha (Nhiễm nhẹ 682,7 ha; nhiễm trung bình 231,9 ha; nặng 26,3 ha); diện tích đã phòng trừ 495,7 ha. Tăng so với CKNT 378,3 ha.

- Chuột: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,3 - 0,6%, cao 2 - 3%; cục bộ 5 - 7,1% (Việt Trì, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa), cá biệt 10,3 - 14,8% (Phù Ninh). Diện tích bị hại 1.818,1 ha (nhiễm nhẹ 1.621,1 ha, nhiễm trung bình 165,2 ha; diện tích nhiễm nặng 31,8 ha). Diện tích phòng trừ 356,3 ha. Tăng so với CKNT 506,8 ha.

- Rầy các loại: Mật độ phổ biến 100 - 370 con/m2, cao 600 - 960 con/m2 , cục bộ 1.200 - 1.800 con/m2 (Yên Lập, Tam Nông), cá biệt 3.200 con/m2 (Thanh Ba). Diện tích nhiễm 1.698,2 ha (Nhiễm nhẹ 1.220 ha; nhiễm trung bình 473,2 ha, diện tích nhiễm nặng 4,7 ha (Đại An - Thanh Ba); diện tích đã phòng trừ 680 ha. Tăng so với CKNT 1.698,2 ha.

- Bệnh sinh lý (Vàng lá): Tỷ lệ dảnh hại trung bình 2,6 - 7,5%; cao 12 - 18%; cục bộ 20 - 30% (Việt Trì, Lâm Thao, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Ba). Diện tích nhiễm  1.931,1 ha (nhiễm nhẹ 1.470,7 ha, nhiễm trung bình 460,4 ha). Diện tích khắc phục 596,8 ha. Tăng so với CKNT 1.931,1 ha.

- Sâu đục thân: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,5 - 2,0%, cao 4,2 - 6,5%; diện tích nhiễm 186,4 ha (Trong đó nhiễm nhẹ 101,6 ha; nhiễm trung bình 84,8 ha). Diện tích phòng trừ 78,8 ha (Giảm so với CKNT 732,8 ha).

- Bọ xít dài: Mật độ phổ biến 0,3 - 1,6 con/m2, cao 2 - 4 con/m2. Diện tích nhiễm 286,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ). Tăng so với CKNT 286,4 ha.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,5 - 4,0%, cao 6 - 12%. Diện tích nhiễm 1.827,3 ha (nhiễm nhẹ 1.620,5 ha; nhiễm trung bình 206,8 ha) tại 7 huyện vùng chè. Diện tích phòng trừ 161,7 ha (Tăng so với CKNT 312,4 ha).

- Rầy xanh: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,6 - 4,0%, cao 5,0 - 12%. Diện tích nhiễm 1.806,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện vùng chè. Tăng so với CKNT 468,4 ha.

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,3 - 4,0%, cao 5,0 - 10%. Diện tích nhiễm 1.558,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại 7 huyện vùng chè. Giảm so với CKNT 239 ha.

- Nhện đỏ: Tỷ lệ lá hại phổ biến 0,4 - 5,0%, cao 6 - 10%. Diện tích nhiễm 604,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tại huyện Tân Sơn, Hạ Hòa. Tăng so với CKNT 604,5 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám gây hại rải rác.

3. Trên cây ngô hè:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,2 - 6,6%, cao 12 - 16%; cục bộ 27,9% ; Diện tích nhiễm 97,6 ha (Nhiễm nhẹ 68,2 ha; nhiễm trung bình 29,4 ha) tại huyện Đoan Hùng, Phù Ninh. Diện tích phòng trừ 44,1 ha.

- Bệnh sinh lý: Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,6 - 4%, cao 13%. Diện tích nhiễm 7,3 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Cẩm Khê.

- Bệnh đốm lá lớn: Tỷ lệ bệnh trung bình 0,8%, cao 15,6%. Diện tích nhiễm 14,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Phù Ninh.

- Ngoài ra: Sâu cắn lá, rệp cờ, sâu đục thân, bắp, bệnh sinh lý hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh thán thư, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, rệp phát sinh gây hại rải rác trên bưởi. Nhện lông nhung hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp:

- Sâu xanh ăn lá trên cây bồ đề, mật độ phổ biến 50 - 100 con/cây, cao 150 - 250 con/cây, cục bộ 300 con/cây, cá biệt 500 con/cây . Diện tích nhiễm 20 ha (nhiễm nhẹ 4,0 ha; nhiễm trung bình 11 ha, nhiễm nặng 5,0 ha); diện tích đã phòng trừ là 20 ha.

- Ngoài ra: Bệnh chết héo trên cây keo hại nhẹ. Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2017:

1. Trên cây lúa:

- Rầy các loại: Gây hại trên các trà lúa từ đầu tháng 9 trở đi; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây cháy chòm, ổ từ 05/9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Việt Trì, Thanh Ba, Yên Lập, Phù Ninh, Tân Sơn. Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Sơn.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và gây hại bộ lá đòng, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, Khang dân 18, Kim Cương, ...).  Các huyện cần lưu ý: Yên Lập, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Việt Trì, Tam Nông, Đoan Hùng, Thanh Thủy.

- Bệnh khô vằn: Bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối vụ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Các huyện cần chú ý: Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng.

- Sâu đục thân hai chấm: Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 5 sẽ ra rộ từ ngoài 10/9/2017 trở đi, các huyện có diện tích lúa trỗ muộn cần chú ý như: Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Hạ Hòa.

* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như: Bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý (Vàng lá), chuột hại; bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lá di động (Vàng lụi)...

2. Trên cây ngô:

- Ngô hè thu: Sâu đục thân, bắp, hại rải rác.

- Trên ngô đông: Sâu sám, sâu ăn lá, bệnh chân trì gây hại nhẹ.

3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi, hại nhẹ đến trung bình; bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm hại nhẹ trên bưởi. Nhện lông nhung hại rải rác trên nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi lứa sâu mới, dự kiến sâu non tiếp tục nở từ cuối tháng 9/2017 trở đi và gây hại trên rừng bồ đề. Bệnh chết héo, bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Để đảm bảo năng suất từ nay đến cuối vụ, đề nghị UBND các huyện, thành, thị tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt, không chủ quan, lơ là trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9/2017; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại và thời tiết, mưa bão; chỉ đạo, đôn đốc nông dân phòng trừ theo hướng dẫn của Chi cục và Trạm Bảo vệ thực vật. Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về công tác chỉ đạo và hướng dẫn phòng trừ.

- Chi cục yêu cầu các Trạm bảo vệ thực vật huyện, thành, thị tăng cường điều tra; ra thông báo hàng tuần, hướng dẫn phòng trừ cụ thể cho từng đối tượng; phối hợp phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả. Điều tra phát hiện và hướng dẫn xử lý kịp thời bệnh lùn sọc đen, vàng lá di động (vàng lụi).

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy (Ví dụ: Babsac 600 EC, Superista 25EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC, Hichespro 500WP, Excel Basa 50EC, Nibas 50EC...). Đối với lúa ở giai đoạn ngậm sữa đến chắc xanh, khi phun phải rẽ băng rộng từ 0,6 - 0,8 mét; phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nhất là sau mưa dông, lốc. Phun khi bệnh mới xuất hiện, không phun thuốc cùng với phân qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng; giữ đủ nước trong ruộng. Sử dụng các loại thuốc như: Starwiner 20 WP, Kamsu 2 SL, Xanthomix 20 WP, Sasa 25 WP, ... 

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn (Ví dụ:  Chevil 5SC, Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, ...).

Lưu ý: Đối với diện tích đã chín đỏ đuôi không tiến hành phun phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo an toàn cho nông sản.

 - Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp thủ công bẫy đèn, vợt bắt bướm, ngắt ổ trứng. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ  bằng thuốc ví dụ như: Victory 585EC, Nicata 95SP, Rigell 800 WG, Wavotox 585EC, F16 600EC,...

* Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như: Bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý (Vàng lá), chuột hại, ...

3. Trên ngô hè: Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

4. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), ...

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

5. Trên cây bưởi:

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG), ...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN - Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25%  cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

6. Trên cây lâm nghiệp:

- Bệnh chết héo cây keo: Tăng cường điều tra, phát hiện các diện tích keo bị nhiễm bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc hướng dẫn phòng trừ đối với bệnh chết héo trên cây keo, trước mắt tạm thời sử dụng một số loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl-M (ví dụ Ridomil Gold 68WG), Fosetyl-aluminium (ví dụ Aliette 800WG), Propiconazole (ví dụ Tilt super 300EC), Chlorothalonil (ví dụ Daconil 75WP, Binhconil 75WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ.

- Sâu xanh ăn lá bồ đề: Tạm thời sử dụng thuốc đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam:

+ Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1 - 2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC,...  .

+ Với những diện tích rừng tuổi trên 3 năm, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxin ví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 -15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn