Thứ Ba, 23/4/2024
BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH CHÂU CHẤU HẠI TRE, MAI, LUỒNG
Gửi bài In bài

Thực hiện điều tra, giám sát chặt chẽ các ổ châu chấu hại tre, mai, luồng đã phát sinh gây hại từ các năm trước, sau 1 tháng thời tiết nắng ấm trở lại, châu chấu bắt đầu nở và muộn hơn cùng kỳ năm trước, cụ thể đến ngày 9/5/2011 như sau:

1. Tình hình châu chấu hại tre, mai, luồng: (Có bảng chi tiết kèm theo)

- Đã phát hiện 07 xã, thị trấn / 9 xã đã xuất hiện năm 2010 có châu chấu non mới nở là Tiêu Sơn, Sóc Đăng, Chí Đám, Hùng Quan, Yên Kiện, Chân Mộng, Thị Trấn Đoan Hùng. Châu chấu non co cụm trên các bụi cây ven đồi, ven bờ ruộng và một số đã di chuyển gây hại trên lúa, ngô. Tổng diện tích nhiễm châu chấu là 39,27 ha, trong đó:

+ Diện tích nhiễm trên đồi rừng là 21,6 ha với mật độ trung bình 10 - 20 con/m2, cao 80 - 100 con/m2, cục bộ ổ 5.000 - 7.000 con/ổ (Sóc Đăng, Hùng Quan).

+ Diện tích nhiễm trên lúa và ngô là 17,67 ha với mật độ trung bình 10 - 20 con/m2, cao 50 - 80 con/m2, cục bộ ổ 300 - 500 con/m2 (Sóc Đăng, Hùng Quan, Yên Kiện, Thị trấn) và 8.00 - 1.000 con/m2 (Chí Đám)

- Dự báo, trứng châu chấu sẽ còn tiếp tục nở trong thời gian tới do thời tiết thuận lợi, đặc biệt lưu ý trên các khu vực đã xuất hiện châu chấu năm 2009 - 2010.

2. Kết quả chỉ đạo đến ngày 9/5/2010:

- Để chủ động phòng trừ châu chấu hại tre, mai, luồng, ngay từ đầu năm Chi cục BVTV đã giao cho trạm BVTV Đoan Hùng thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình châu chấu tại các xã đã có dịch những năm trước. Đến ngày 4/5/2010 đã phát hiện châu chấu non bắt đầu nở; Ngày 6/5 Chi cục BVTV đã cử 3 tổ công tác tiến hành tổng điều tra châu chấu tại các xã và lập kế hoạch tổ chức phòng trừ. Như vậy, năm nay châu chấu nở muộn hơn năm 2010 từ 10 - 15 ngày và mật độ châu chấu non thấp hơn xong rải ra trên diện tích rộng hơn những năm trước.

- UBND huyện Đoan Hùng đã có công văn số 341/CV - UBND ngày 6/5/2011 gửi UBND các xã về việc phòng trừ châu chấu hại, phân công các phòng ban chuyên môn phối hợp với cán bộ khuyến nông xã kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ. UBND các xã đã chỉ đạo các chủ rừng điều tra, phát hiện và phối hợp với Chi cục tổ chức phòng trừ kịp thời.

- Chi cục đã phối hợp đưa 3 phóng sự trên Đài PTTH huyện và 01 phóng sự trên Đài PTTH tỉnh cảnh báo tình hình châu chấu hại và biện pháp phòng trừ. Chi cục đã chuyển cho các xã mượn máy phun thuốc động cơ và ứng trước thuốc đặc hiệu để kịp thời dập dịch. Tính đến ngày 09/5/2011 đã tổ chức phun phòng trừ được 32,17 ha / 39,27 ha bị nhiễm.

3. Biện pháp chỉ đạo phòng trừ trong thời gian tới:

a, Công tác chỉ đạo:

- Đề nghị UBND huyện Đoan Hùng và các huyện  có rừng tiếp tục chỉ đạo các xã huy động cán bộ khuyến nông cơ sở và nông dân kiểm tra toàn bộ rừng tre, nứa, mai, luồng trên địa bàn, phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ châu chấu theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.

- Chi cục giao Trạm BVTV các huyện, thành, thị phối hợp các xã có nhiều rừng tre, nứa, mai, luồng tổng kiểm tra tình hình châu chấu, tham mưu, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

b, Kỹ thuật phòng trừ:

Phát hiện sớm và phun phòng trừ ngay sau khi châu chấu mới nở còn đang co cụm thành ổ, vừa đỡ tốn thuốc và hiệu quả đạt cao. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Victory 585EC, Tasodant 600 EC, Wavotox 600 EC, ... pha theo hướng dẫn trên vỏ bao bì, dùng máy phun động cơ chuyên dụng phun cuốn chiếu từng khu vực, từng ổ châu chấu non.

4. Đề nghị:

Việc phòng trừ châu chấu mang tính dập dịch, phải phun khi châu chấu còn non đang co cụm chưa phát tán và phải phun cuốn chiếu đồng thời cả khoảnh rừng, nếu để từng hộ chủ rừng phun riêng lẻ sẽ không có hiệu quả; mặt khác chi phí phòng trừ khá lớn nên nông dân không đáp ứng được kịp thời theo yêu cầu. Để ngăn chặn nguy cơ châu chấu phát tán lây lan gây hại trên diện rộng, Chi cục BVTV đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh Phú Thọ cấp hỗ trợ kinh phí để mua thuốc BVTV đặc hiệu cho dập dịch châu chấu kịp thời.

 

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn