Thứ Năm, 25/4/2024
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 3. DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 4 NĂM 2011
Gửi bài In bài

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2011:

1. Thời tiết: Đầu tháng, có mưa rải rác, đêm và sáng nhiều sương, trời lạnh. Từ giữa đến cuối tháng do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời có mưa nhỏ trên diện rộng và rét kéo dài, đặc biệt từ ngày 16 - 19/3 trời có rét đậm - rét hại. Nhiệt độ trung bình tháng từ 16 - 180C, cao 23 - 250C, thấp 8 - 10oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.

2. Cây trồng:

- Lúa chiêm, xuân sớm: Diện tích: 1.144,6 ha: GĐST: Đẻ nhánh rộ.

- Lúa xuân trung: Diện tích: 289 ha: GĐST: Đẻ nhánh rộ.

- Lúa xuân muộn: Diện tích: 34.463,3 ha: GĐST: Đẻ nhánh.

- Rau các loại: Diện tích: 2.594,2 ha; GĐST: Phát triển thân lá - thu hoạch.

- Ngô xuân: Diện tích: 5.519,6 ha; GĐST: 5 - 8 lá.

- Đậu tương: Diện tích: 220,6 ha: GĐST: 4 lá – 6 lá.

- Cây chè: Diện tích: 15.600 ha; GĐST: Phát triển búp.

- Cây cao su: Diện tích 107 ha; GĐST: Phát triển thân lá.

- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung: 3.409,2 ha.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Xuất hiện diện rộng trên toàn tỉnh. Diện tích nhiễm 4.517,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 2.599,7 ha, nhiễm trung bình 1.454 ha, nhiễm nặng 464,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 3.980,5 ha.

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Tam Nông, Hạ Hoà, Việt Trì. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1.070,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 711,8 ha, nhiễm trung bình 332,5 ha, nhiễm nặng 26,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 533,9 ha.

- Bọ trĩ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 332,9 ha, trong đó nhiễm nhẹ 294,5 ha, nhiễm trung bình 29,2 ha, nhiễm nặng 9,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 5,7 ha.

- Các đối tượng: Bệnh vàng lá sinh lý, ruồi đục nõn gây hại nhẹ. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện và gây hại rải rác.

b, Trên rau:

- Sâu tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 18,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 14,1 ha, nhiễm trung bình 4,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 3 ha.

- Sâu xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 33,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 33,1 ha, nhiễm trung bình 0,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 2 ha.

- Bọ nhảy: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 40,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 39,3 ha, nhiễm trung bình 1 ha. Diện tích đã phòng trừ 3 ha.

- Các đối tượng: Bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai gây hại nhẹ.

c, Trên ngô: Bệnh sinh lý, châu chấu, chuột, sâu xám, sâu đục thân gây hại nhẹ.

d, Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá, ruồi đục thân, bệnh lở cổ rễ, sâu xám gây hại nhẹ.

e, Trên chè:

- Rầy xanh: Hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.172,4 ha, trong đó nhiễm nhẹ 952,2 ha, nhiễm trung bình 220,2 ha.

- Ngoài ra: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ gây hại nhẹ.

g, Trên cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá hại nhẹ. Xuất hiện hiện tượng rụng lá và khô nhựa, cây trồng tuổi 1- 2 chết đứng rải rác do ảnh hưởng rét đậm, rét hại.

h, Trên cây ăn quả: Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

i, Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2011:

1. Trên lúa:         

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống nếp, Xi23, X21, KD18, Q5, Nhị ưu 838, ... các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Yên Lập, Tân Sơn, Cẩm Khê, Phú Thọ, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tam Nông, Phù Ninh, ...

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục phát sinh, phát triển, gây hại trên các chân ruộng trũng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện có mật độ cao cần chú ý: Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Tam Nông, Phú Thọ, Đoan Hùng,...

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý, vàng lá sinh lý: Tiếp tục gây hại trên các chân ruộng dộc chua, cát xô, ruộng cao hạn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Ngoài ra: Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang. Rầy các loại, cào cào, châu chấu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn gây hại nhẹ. Theo dõi bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn thường phát sinh sau các trận mưa dông, bão. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện và gây hại cục bộ.

2. Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh thối nhũn, đốm vòng, sương mai gây hại nhẹ.

3. Trên ngô:  Châu chấu, sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện rải rác.

4. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Sâu xanh, sâu khoang, bệnh lở cổ rễ, ruồi đục thân gây hại nhẹ đến trung bình.

5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình.

6. Cây cao su: Bệnh đốm đen đầu lá gây hại nhẹ. Đề phòng bệnh phấn trắng phát sinh gây hại trên diện tích cây cao su tuổi 1, 2 và cây trồng dặm tại huyện Cẩm Khê.

7. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, sâu vẽ bùa, sâu nhớt hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Bệnh sương mai, nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

8. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên cây keo, bạch đàn. Mối, dế phá hoại cây keo, bạch đàn trên rừng mới trồng. Châu chấu tre lưng vàng phát sinh nở rộ và gây hại tre, mai, luồng; đặc biệt lưu ý các xã Hùng Quan, Tiêu Sơn, Chí Đám,... thuộc huyện Đoan Hùng đã bùng phát dịch những năm trước.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa:

- Tập trung chỉ đạo bón phân chăm sóc lúa, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:  

+ Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh không được bón các loại phân bón và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Difusan 40EC; Bemsuper 75WP; Beam 75 WP; Fuji - one 40 WP; Fu-army 30 WP; Kasai 21,2 WP; One - Over  40 EC, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

+ Ốc bươu vàng: Thu bắt ốc non, ốc trưởng thành, trứng trên ruộng, kênh mương đem tiêu huỷ. Trường hợp mật độ ốc cao, sử dụng thuốc hoá học Pazol 700WP, Clodansuper 700 WP phun theo chỉ dẫn trên bao bì.

+ Bọ trĩ: Duy trì đủ nước trong ruộng. Phun phòng trừ khi mật độ bọ trĩ non trên 5000 con/m2 (30% dảnh hại) bằng các loại thuốc Rigell 800 WG; Regent 800 WG; Actara 25WG, ...phun theo chỉ dẫn trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại và bệnh vi rút lùn sọc đen. Tích cực phòng trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên rau: Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

3. Trên ngô xuân: Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh thường xuyên, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Kiểm tra, phát hiện và nhổ bỏ cây có triệu chứng nhiễm bệnh vi rút lùn sọc đen đem tiêu huỷ.  

4. Trên cây đậu tương, cây lạc: Tăng cường kiểm tra phát hiện, phun triệt để các đối tượng sâu bệnh hại, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sau:

- Sâu cuốn lá: Khi mật độ trên 30 con/m2 sử dụng các loại thuốc hoá học Regent 800WG; Finico 800 WG; Actamec 20EC, 40EC…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện sử dụng thuốc Validacin 5SL; Tilt Super 300 ND,… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ruồi đục thân: Khi xuất hiện sâu hại sử dụng các loại thuốc Luckyler 6EC, 25EC; Soka 24.5EC; Kuraba 3.6EC…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

5. Trên cây chè: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

6. Cây ăn quả: Tiếp tục theo dõi sâu bệnh trên cây bưởi, cây nhãn, vải. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

7. Cây cao su: Sử dụng thuốc đặc hiệu phòng trừ bệnh đốm đen đầu lá trên cây cao su. Phun phòng bệnh phấn trắng khi cây ra lá mới bằng các loại thuốc: Sulox 80WP; Binhnavil 50SC.

8. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại, tập trung theo dõi diễn biến của châu chấu tre lưng vàng hại tre, mai, luồng; chú ý bệnh héo ngọn, khô cành rừng keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc đặc hiệu. Thực hiện đảo bầu và hãm cây giống trước khi xuất vườn đi trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn