Thứ Sáu, 26/4/2024
KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA NĂM 2016
Gửi bài In bài



SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT PHÚ THỌ

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Số:     378    /BC-KDTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Thọ,  ngày   05     tháng 12 năm 2016    

BÁO CÁO

 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NĂM 2016 KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2017

I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

Trạm KDTV thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Kiểm dịch thực vật nội địa. Biên chế trạm có 04 viên chức, phụ trách, triển khai nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn 13/13 huyện, thành thị của tỉnh Phú Thọ.

* Thuận lợi

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan cũng như Chi cục KDTV vùng 5 và Lãnh đạo cơ quan đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Cán bộ trạm KDTV cũng như các trạm BVTV huyện, thành thị được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ công tác KDTV.

* Khó khăn

- Công tác KDTV chưa thực sự được chú trọng ở cấp huyện, xã cũng như một số chủ vật thể. Việc chủ động, phối hợp của các trạm BVTV huyện, thành thị trong công tác KDTV nhìn chung còn chưa được quan tâm kịp thời.

- Địa bàn rộng, giáp nhiều tỉnh, số cán bộ chuyên trách ít. Dẫn đến việc triển khai còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

- Trang thiết bị, dụng cụ kỹ thuật mang tính chuyên sâu phục vụ công tác còn thiếu. Việc bố trí, sắp xếp ngạch bậc đối với cán bộ Trạm còn chưa hợp lý dẫn đến việc khi triển khai công tác còn bất cập và không có trang phục ngành theo quy định.

II. BÁO CÁO CÔNG TÁC KDTV NỘI ĐỊA NĂM 2016

        1. Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu

- Phối hợp với các trạm BVTV huyện, thành, thị và tham gia đoàn thanh tra theo Quyết định số 01/QĐ-BVTV ngày 08/01/2016 của Chi cục Trưởng kiểm tra thủ tục kiểm dịch thực vật và sinh vật hại kho đối với 105,325 tấn giống nhập nội (102,385 tấn lúa giống; 2,940 tấn ngô giống) của 12 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tại thời điểm kiểm tra, các lô hàng có đủ giấy tờ, thủ tục theo quy định. Không có giống cây trồng mới nhập khẩu, chưa  phát hiện sinh vật gây hại lạ cũng như đối tượng KDTV còn sống của Việt Nam. (Đạt 105,33% kế hoạch theo chỉ tiêu giao của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ).

- Chủ trì, phối hợp các Trạm BVTV huyện, thành, thị tiến hành điều tra, giám sát dịch hại trên các giống cây trồng nhập nội và giống cây trồng mới, gồm: 41 kỳ sâu bệnh trên lúa sau nhập khẩu giai đoạn mạ - thu hoạch; 40 kỳ sâu bệnh trên ngô sau nhập khẩu vụ hè thu giai đoạn gieo - thu hoạch, vụ đông gieo - trỗ cờ; 12 ha rau giai đoạn phát triển thân lá - thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra phát hiện sinh vật hại thông thường, chưa phát hiện đối tượng KDTV của Việt Nam. (phụ biểu 1 kèm theo).

2. Quản lý sinh vật có ích nhập nội

Đến thời điểm hiện tại, căn cứ thông báo của cơ quan KDTV có thẩm quyền và thực tế, chưa có cá nhân, tổ chức nhập khẩu sinh vật có ích về địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3. Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại

Chưa xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên các cây trồng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu tại địa phương, đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Do Phú Thọ chưa có cây trồng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu (chủ yếu là sản xuất cây trồng nội tiêu).

4. Quản lý ổ dịch và vùng dịch

Chi cục đã triển khai tốt công tác quản lý KDTV nội địa, không để đối tượng KDTV và đối tượng gây hại lạ lây lan, phát tán thành ổ dịch, vùng dịch. Chưa phải thực hiện công bố dịch hại trong năm 2016.

5. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Chi cục BVTV Phú Thọ chưa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng KDTV của các cá nhân, đơn vị đóng trên địa bàn. Vì đến thời điểm hiện tại Chi cục chưa nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật của chủ vật thể.

6. Quản lý sinh vật gây hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho

 Điều tra sinh vật hại 1.647,635 tấn nông sản cất trữ, bảo quản trong kho của 35 cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh, đạt 109,84% kế hoạch năm 2016. (phụ biểu 2 kèm theo). Cụ thể:

- Phối hợp với Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V kiểm tra sinh vật gây hại đối với 1.384 tấn nông sản trong kho đối với 02 tổ chức (1.289 tấn bông, sợi bảo quản tại Công ty TNHH Pang Rim Neotex và 75 tấn malt; 20 tấn gạo của Công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Viger). Tại thời điểm điều tra chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật và sinh vật gây hại lạ của Việt Nam.

- Phối hợp với Trạm BVTV huyện, thành, thị kiểm tra sinh vật hại kho đối với 263,635 tấn giống, nông sản trong kho (bao gồm: 181,675 tấn thóc giống, thóc thịt; 13,85 tấn ngô bột, hạt; 12,3 tấn TĂGS; 54,8 tấn gạo; 1,01 tấn đậu đỗ các loại) của 33 tổ chức, cá nhân trên địa bàn 09 huyện, thành, thị: Phù Ninh (04), Thanh Thủy (03), Cẩm Khê (05), Đoan Hùng (05), Thanh Sơn (02), Tam Nông (01), T.X Phú Thọ (02), Thành phố Việt Trì (10) và Tân Sơn (01).

Qua điều tra phát hiện 20 loại mọt hại thông thường với mật độ thấp; chưa phát hiện sinh vật hại lạ cũng như đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống của Việt Nam. (phụ biểu 3 kèm theo).

7. Quản lý vật thể nhiễm đối tượng KDTV đã xử lý tại cửa khẩu được đưa về sử dụng tại địa phương

Chi cục đã theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng nhiễm sinh vật gây hại trên các lô vật thể nhập khẩu vận chuyển về địa phư­ơng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu và thực tế sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, không có lô vật thể nhiễm đối tượng KDTV đã xử lý tại cửa khẩu được vận chuyển về địa bàn tỉnh Phú Thọ.

8. Quản lý sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng phải kiểm soát và danh mục đối tượng KDTV nhóm II

Theo chỉ đạo của Cục BVTV và Chi cục KDTV vùng V về việc quản lý sâu Superworm (Zophobas morio) và sâu quy (Alphitobius diaperinus), Chi cục BVTV Phú Thọ đã ban hành công văn số 139/BVTV-KD ngày 18/5/2016 về việc kiểm tra, xử lý việc nhân, nuôi sâu hại gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị đôn đốc, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn các xã, phường, thị trấn tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc nhân nuôi, vận chuyển, buôn bán và phóng thích sâu Superworm (Zophobas morio) và sâu quy (Alphitobius diaperinus).

9. Giám sát xử lý vật thể thuộc diện KDTV bảo quản tại địa phương

Chi cục BVTV Phú Thọ chưa giám sát xử lý vật thể thuộc diện KDTV bảo quản tại địa phương do Chi cục không nhận được thông báo yêu cầu giám sát hoạt động xử lý vật thể thuộc diện KDTV trên địa bàn tỉnh của các tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện KDTV.

10. Phối hợp với Chi cục KDTV vùng V trong công tác xuất nhập khẩu

Tính đến thời điểm hiện tại, Chi cục Bảo vệ thực vật chưa nhận được yêu cầu phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng V để thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu.

11. Công tác khác

- Thực hiện chế độ báo cáo cây trồng sau nhập khẩu hàng tháng, quý gửi trung tâm KDTV SNK I - Hà Nội và báo cáo hàng quý gửi Chi cục KDTV vùng V theo quy định.

- Rà soát, quản lý và thực hiện tốt các thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan theo quy định.

12. Đánh giá chung

- Trong năm 2016, công tác KDTV nội địa đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, đạt 100% và vượt mức kế hoạch cả năm. Tham mưu, thực hiện kịp thời và hiệu quả công tác KDTV. Đảm bảo không để sinh vật gây hại lạ, đối tượng KDTV lây lan, phát tán trên cây trồng sau nhập khẩu trong vùng quản lý. Triển khai tốt công tác quản lý sinh vật hại nông sản bảo quản trong kho tàng và lưu thông trên thị trường.

- Những tồn tại, hạn chế:

+ Việc bố trí, sắp xếp ngạch bậc đối với cán bộ Trạm còn chưa hợp lý,  không có thẻ, trang phục ngành theo quy định.

+ Cán bộ trạm BVTV ở huyện, thành, thị chưa được tập huấn, làm quen nhiều với công tác KDTV.

+ Kinh phí cấp cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ, tuyên truyền cho chủ vật thể, các cấp, các ngành liên quan còn chưa được nhiều và rộng khắp.

III.  KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2017

- Tăng cư­ờng tuyên truyền sâu rộng công tác KDTV nội địa tới các cá nhân, đơn vị liên quan trên địa bàn, giúp chủ vật thể thực hiện tốt hơn nữa công tác KDTV.

- Phối hợp các trạm BVTV huyện, thành thị tiến hành thống kê diện tích lúa sau nhập khẩu trên địa bàn tỉnh; Thực hiện 35 kỳ điều tra sinh vật gây hại trên lúa, ngô sau nhập khẩu và thực hiện điều tra, giám sát 100% diện tích các cây trồng nhập khẩu lần đầu. Đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời 100% đối tượng KDTV nếu có.

- Phối hợp thanh tra Chi cục, các trạm BVTV huyện, thành thị kiểm tra thủ tục KDTV đối với 100% lô giống cây trồng mới nhập khẩu về địa phương. Trường hợp phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm chuyển thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật xử lý; đồng thời tiến hành các thủ tục kiểm dịch thực vật cần thiết đối với lô vật thể vi phạm theo quy định.

- Phối hợp Chi cục KDTV vùng V, các trạm BVTV huyện, thành thị định kỳ điều tra, theo dõi, giám sát dịch hại trên 1.500 tấn sản phẩm thực vật nhập khẩu, bảo quản trong kho và tại các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ hàng thực vật trên địa bàn toàn tỉnh. Giám định, ra thông báo theo quy định.

- Kịp thời tham mưu và xử lý triệt để khi phát hiện thấy dịch hại thuộc diện điều chỉnh hoặc sinh vật gây hại lạ lây lan, phát tán trên địa bàn quản lý.

- Bồi d­ưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ Chi cục về Luật bảo vệ và KDTV cũng như các quy định khác về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phối hợp, triển khai thực hiện tốt công tác KDTV trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phối hợp bộ phận một cửa và các bộ phận chuyên môn làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thành tốt các công tác khác theo sự phân công, chỉ đạo của đơn vị.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

- Đề xuất với cấp trên để chuyển đổi cán bộ trạm theo đúng ngạch KDTV. Cấp thẻ và hỗ trợ kinh phí, may sắm trang phục cho cán bộ kiểm dịch thực vật để thực hiện đúng, tốt hơn chuyên môn trong thời gian tới.

- Tăng cường tập huấn cho cán bộ Trạm KDTV và Trạm BVTV các huyện, thành, thị về chuyên môn KDTV.                                         

Nơi nhận:     

- Chi cục KDTV vùng V;

- Lưu VT, KD.

KT/ CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thị Nhị


Phụ biểu 1: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG SNK TẠI PHÚ THỌ  NĂM 2016

TT

Tên giống

cây trồng nhập nội

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu

Địa điểm và thời gian điều tra

Diện tích gieo trồng (diện tích điều tra)

Tình hình sinh vật gây hại

Ghi chú (GĐST, tình trạng cây, các vấn đề khác lạ)

1

Lúa sau nhập khẩu

Nhiều tổ chức

Huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, TX. Phú Thọ,Thành phố Việt Trì

Tháng 01- 11/2016

41 kỳ

- Mạ: Bệnh sinh lý hại nhẹ, cục bộ hại nặng; Rầy các loại hại nhẹ; Chuột hại rải rác cục bộ hại nặng.

 - Lúa: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Sâu đục thân hại nhẹ đến trung bình; Bọ xít dài hại nhẹ rải rác; OBV, ruồi đục nõn, bọ trĩ hại nhẹ; Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh sinh lý, bệnh đạo ôn gây hại nhẹ đến  trung bình; Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

Giai đoạn mạ - thu hoạch

2

Ngô sau nhập khẩu

Nhiều tổ chức

Huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê,  Yên Lập, Đoan Hùng, TX. Phú Thọ, Thành phố Việt Trì,Thanh Ba, Hạ Hòa, Lâm Thao

Tháng 01- 11/2016

40 kỳ

Chuột, sâu xám gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình; Sâu cắn lá, sâu đục nõn, sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ hại nhẹ, rải rác; Bệnh sinh lý, bệnh đốm lá hại nhẹ, rải rác; Bệnh khô vằn hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

Chuột, sâu xám gây hại rải rác

 

Giai đoạn

gieo - thu hoạch

3

Rau bắp cải, rau cải, su hào, súp lơ, ...

Nhiều tổ chức

Huyện Lâm Thao, Thành phố Việt Trì

 Tháng 01- 02/2016

12 ha

Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh phát sinh và gây hại nhẹ

Phát triển thân lá - thu hoạch

4

Tổng số

 

 

41 kỳ lúa

40 kỳ ngô

12 ha rau

 

 

Phụ biểu 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SINH VẬT HẠI KHO TẠI PHÚ THỌ NĂM 2016

TT

Tháng điều tra

Địa điểm

Tên hàng hoá
Khối lượng (tấn)

Thành phần sâu mọt và mật độ

(con/kg)

1

Tháng 1/2016

Huyện Phù Ninh, Thanh Thủy, T.X Phú Thọ, T.phố Việt Trì

lúa giống, ngô giống

46,299

Không phát hiện

2

Tháng 2/2016

Huyện Cẩm Khê, Phù Ninh

lúa giống

34,286

Không phát hiện

3

Tháng 3/2016

Huyện Đoan Hùng, Thành phố Việt Trì

lúa giống, gạo, ngô, TĂGS

38,200

04 loại: Mọt gạo, mọt ngô, mọt gạo dẹt, mọt đục hạt nhỏ; Mật độ các loài thấp tại kho gạo, ngô

4

Tháng 4/2016

Huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn

gạo, ngô, đỗ, TĂGS

21,530

05 loại: Mọt gạo, mọt ngô, mọt nhỏ tròn, mọt gạo thò đuôi, mọt thóc tạp. Mật độ các loài thấp

5

Tháng 5/2016

Huyện Thanh Thủy, Tam Nông, Tân Sơn, Thành phố Việt Trì

lúa; ngô; gạo; TĂGS; đỗ tương, malt;  bông, sợi

1.404,800

17 loại: Mọt gạo, mọt ngô, mọt đục hạt nhỏ, mọt gạo thò đuôi, mọt thóc thái lan, mọt cà phê, mọt đậu đỏ, mọt thóc đỏ, Mọt khuẩn nhỏ,  Mọt lớn thò đuôi, Palorus sp, Mọt thuốc lá, Mọt nhện tròn, Attagenus sp, Dienerella sp, Psammoecus triguttatus, Aphodius pseudolividus; Mật độ các loài thấp

6

Tháng 6/2016

Thành phố Việt Trì

Lúa giống

102,52

Không phát hiện

 

 

Tổng số

 

1.647,635

 

 


Phụ biểu 3: DANH MỤC CÁC LOÀI SINH VẬT GÂY HẠI NÔNG SẢN CẤT TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2016

S TT

Loài sinh vật hại

Họ

Bộ

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

Mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne

Anobidae

"

2

Mọt nhện tròn

Gibbium psylloides (Czemp)

Anobiidae

"

3

Mọt cà phê

Araecerus fasciculatus Degeer

Anthribidae

"

4

Mọt đục hạt nhỏ

Rhyzopertha dominica (F.)

Bostrichidae

"

5

Mọt gạo dẹt

Heterobostrychus aequalis Waterhouse

Bostrychiae

"

6

Mọt đậu đỏ

Calloobruchus maculatus (F)

Bruchidae

"

7

Mọt gạo

Sitophilus oryzae (L.)

Curculionidae

Coleoptera

8

Mọt ngô

Sitophilus zeamais Moschulsky

Curculionidae

"

9

 

Attagenus sp

Dermestidae

"

10

 

Dienerella sp

Latridiidae

"

11

Mọt thóc thái lan

Lophocateres pusillus (Klug)

Lophocateridae

"

12

Mọt nhỏ tròn

Murmidius ovaliv (Beck)

Murmidiidae

"

13

Mọt lớn thò đuôi

Carpophilus obsoletus

Nitidulidae

"

14

Mọt gạo thò đuôi

Carpophilus dimidiatus (Fabricius)

Nitidulidae

"

15

 

Psammoecus triguttatus

Silvanidae

"

16

 

Aphodius pseudolividus

Scarabaeidae

"

17

Mọt khuẩn nhỏ

Alphitobius laeviagatus Fabricius

Tenebronidae

"

18

 

Palorus sp

Tenebrionidae

"

19

Mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum (Herbst)

Tenebrionidae

"

20

Mọt thóc tạp

Tribolium confusum Duval

Tenebrionidae

"

 

 

 


THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn : Bố trí giao diện website đã hợp lý chưa?

Kết quả bầu chọn